Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 44,757
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Hầu như nhân viên nào cũng không thích việc đánh giá năng lực vào cuối năm. Nhưng bạn có thể tận dụng cơ hội này để phát triển bản thân cũng như tạo ấn tượng tốt với sếp. Thay vì lo lắng về việc bạn sẽ được đánh giá mức nào, bạn hãy đặt ra những câu hỏi để tự giúp mình tiến xa hơn trong công việc và cải thiện khả năng bản thân để tỏa sáng trong những lần đánh giá tiếp theo.
1. Tôi cần làm gì để được thăng chức?
Bạn cần trao đổi thẳng thắn với sếp bạn về vấn đề này nếu như bạn muốn được thăng chức. Nếu bạn thực hiện theo lời khuyên của sếp dành cho câu hỏi của bạn, sếp sẽ ghi nhận sự tận tâm và mong muốn của bạn, và lưu ý dần dần nếu như có cơ hội nào cho bạn. Câu hỏi này cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp vì bạn thể hiện được sự gắn bó lâu dài với công ty và đóng góp để công ty ngày càng phát triển.
2. Bộ phận của tôi cần ưu tiên cho những kế hoạch nào trong năm tới, và tôi có thể đóng góp như thế nào để hoàn thành những chỉ tiêu này?
Ngoài việc bạn là một thành viên tích cực trong bộ phận của mình và công ty, câu trà lời của sếp cho câu hỏi này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của năm sau như kỳ vọng từ công ty. Biết chính xác công ty bạn cần bạn đóng góp gì sẽ giúp bạn tự đề ra mục tiêu để đi đúng hướng công ty đang cần.
Câu hỏi này cũng cho thấy rằng bạn quan tâm đến công ty và bạn sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu chung chứ không chỉ riêng việc bạn làm. Bạn có thể gây ấn tượng tốt hơn với sếp nếu như bạn tìm hiểu thêm về các xu hướng nổi bật trong ngành nghề kinh doanh của công ty bạn và các đối thủ cạnh tranh trước khi buổi đánh giá cuối năm diễn ra.
3. Sếp có đề xuất những chương trình đào tạo nào để nâng cao trình độ chuyên môn của tôi?
Chức danh công việc của bạn có thể không thay đổi, nhưng công việc bạn làm đã có chuyển biến ít nhiều. Sếp sẽ có thể đề xuất bạn được đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn hoặc kỹ năng mềm như nghệ thuật nói trước công chúng.
Nếu trong đợt đánh giá năm nay, sếp yêu cầu bạn phải nỗ lực hơn trong năm tới thì bạn đừng vội cảm thấy khó chịu nhé. Hãy xin lời khuyên từ sếp để bạn có thể khắc phục nhược điểm của mình và cũng cho sếp thấy bạn biết tiếp thu ý kiến đóng góp từ công ty.
4. Tôi có thể làm gì để hỗ trợ mọi người trong bộ phận của mình?
Đa số mọi người đều chỉ chú tâm đến những chỉ trích dành cho họ trong buổi đánh giá cuối năm. Nếu như bạn cảm thấy khó chịu vì nhận nhiều nhận xét tiêu cực, hãy bình tĩnh và chuyển cuộc nói chuyện theo hướng tích cực hơn. Khi bạn hỏi sếp về thành tích của cả bộ phận của bạn, bạn đã “nhắc khéo” sếp rằng bạn cũng đã đóng góp cho những thành công này.
5. Tôi có thể làm gì để hỗ trợ đồng nghiệp và ban giám đốc?
Câu hỏi này sẽ rất hữu ích ngay cả khi bạn đã thật tỏa sáng cho đợt đánh giá trong năm vừa rồi. Dù sếp bạn nghĩ rằng bạn đã là một nhân viên xuất sắc, bạn luôn cần thể hiện mình còn là một thành viên tích cực. Sếp sẽ thấy rằng bạn không chỉ lo chú tâm lo việc của mình mà không quan tâm đến thành công của đồng nghiệp và công ty. Và đôi khi bạn cũng không biết được rằng câu hỏi này có thể giúp bạn có cơ hội thăng tiến xa hơn vì bạn đã thể hiện tố chất lãnh đạo tiềm ẩn của mình.
6. Tôi có thể sắp xếp thêm một buổi khác để thảo luận nhiều hơn từ buổi đánh giá hôm nay không?
Bạn có thể đã chuẩn bị tinh thần cho buổi đánh giá cuối năm, nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ có ít nhiều điều ngạc nhiên. Bạn hãy nói với sếp rằng bạn cần có thời gian suy nghĩ thêm về đánh giá của sếp, và xin thêm một buổi nói chuyện khác sau khi bạn đã suy nghĩ cặn kẽ. Trong buổi họp lần sau này, bạn có thể hỏi thêm những gì bạn còn cảm thấy vướng mắc.
Tóm lại, bạn không nên cảm thấy việc đánh giá cuối năm là điều gì đó kinh khủng, mà hãy xem như đây là cơ hội để hoàn thiện bản thân. Ai cũng thích được khen ngợi, nhưng những phản hồi hay đánh giá mang tính chất xây dựng sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong 12 tháng tiếp theo. Vì vậy, những câu hỏi đúng dịp đúng lúc sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ đánh giá tiếp theo và cả thành công trong nghề nghiệp sau này.
Nguồn: Advice.CareerViet.com
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này