BOD là gì? Các khái niệm cũng như vai trò và chức năng của BOD

Lượt xem: 19,027

Vị trí Board of Directors (BOD) giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sự phát triển của công ty. Họ được ví như là những “kim chỉ nam” của doanh nghiệp, là những người giúp tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Vậy BOD là gì? Họ bao gồm những ai? Tầm quan trọng của BOD trong doanh nghiệp là như thế nào? Và những tố chất nào cần thiết để trở thành một BOD? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

BOD là gì?

BOD là từ ngữ viết tắt của cụm từ Board of Directors. Họ được gọi là những nhà lãnh đạo cấp cao cùng điều hành một công ty, hay còn được biết đến là Hội đồng quản trị của tổ chức. BOD còn đóng vai trò như một cơ quan quản lý, họ phải thường xuyên họp định kỳ để đưa ra các chính sách quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh của công ty.

BOD là vị trí bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải có vì họ là người đại diện chính cho các cổ đông đã được niêm yết của tổ chức. Tùy theo nhu cầu và quy mô công ty mà các doanh nghiệp tư nhân hay tổ chức phi lợi nhuận sẽ thiết lập Hội đồng quản trị phù hợp.

Xem thêm:

Tìm hiểu BOD là gì?

Tìm hiểu BOD là gì? (Nguồn: Internet)

BOD là bộ phận gì? BOD gồm những ai?

BOD là bộ phận quản lý và phát triển doanh nghiệp, họ sẽ là những người đưa ra những quyết định chính thức cho doanh nghiệp. Board of Directors còn là cơ quan đại diện cho Ban Giám đốc và các Cổ đông, trong đó có cả thành viên nội bộ và thuê ngoài.

Thông thường, Hội đồng quản trị sẽ gồm có Chủ tịch, Ban Giám đốc nội bộ và Ban Giám đốc đối ngoại. Cụ thể:

  • Chủ tịch: Đây là cấp bậc cao nhất trong doanh nghiệp. Chủ tịch có thể là một cá nhân riêng biệt, hoặc họ kiêm luôn vị trí Giám Đốc đối nội và đối ngoại.
  • Ban Giám đốc nội bộ (đối nội): Nguồn gốc tạo nên giá trị của vị trí Giám đốc nội bộ chính là những kinh nghiệm dày công tích lũy trong suốt bao nhiêu năm làm việc. Đây là bộ phận nhận được rất nhiều sự quan tâm từ đội ngũ nhân viên trong công ty và cổ đông. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo giữ vị trí này nếu liên quan đến các vụ việc có tính chất lạm dụng chức quyền, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp thì sẽ rất dễ bị bãi nhiệm hoặc sa thải.
  • Ban Giám đốc đối ngoại: Chức vụ này sẽ khác biệt hoàn toàn so với vị trí Giám đốc nội bộ. Họ là những người được doanh nghiệp tuyển chọn dựa trên kinh nghiệm chuyên môn và uy tín trong ngành nghề tương ứng.

Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của công ty mà một doanh nghiệp có thể có nhiều vị trí Giám đốc khác nhau, nhưng nhân sự ở vị trí này thường đầy đủ hoặc thiếu hụt trong một vài bộ phận. Tuy nhiên, đối với một tổ chức có quy mô tầm cỡ nhất định thì phải sở hữu đầy đủ các vị trí Giám đốc như:

Thế nào là bộ phận BOD và họ là những ai?

Thế nào là bộ phận BOD và họ là những ai? (Nguồn: Internet)

Tầm quan trọng của BOD

Nhìn chung, Hội đồng quản trị là trung tâm của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Họ vừa phải đảm bảo mọi hoạt động quản lý diễn ra tốt đẹp, vừa phải mang đến những lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông. Do đó, ở bất cứ vị trí nào trong Ban Giám đốc đều cần có 02 yếu tố quan trọng là: kỹ năng quản lý doanh nghiệp và am hiểu tường tận về mặt pháp lý.

Xem thêm:

Tầm quan trọng của BOD trong doanh nghiệp

Tầm quan trọng của BOD trong doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Chức năng của BOD trong doanh nghiệp?

Chức năng của BOD là thiết lập mối quan hệ hợp tác với những đối tác khác. Đồng thời, họ sẽ phải chịu trách nhiệm phát triển và duy trì mối quan hệ với các cấp lãnh đạo. Khi đã là Chủ tịch hoặc Ban Giám đốc, các BOD phải lên kế hoạch làm việc và phân phối chi tiết công việc hàng tháng để thực hiện và giám sát từng đầu mục công việc hiệu quả.

Không những vậy, Hội đồng quản trị còn góp phần củng cố và phát triển đội ngũ nhân sự trong công ty. Các BOD phải đảm bảo được quyền lợi và lợi ích của Cổ đông và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ tuyển dụng nhân sự có tính chuyên môn cao, sau đó tiếp tục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Xem thêm:

 

Nhiệm vụ của thành viên BOD?

Để công ty luôn vững mạnh và duy trì sự phát triển tốt, cùng với đó là làm tăng uy tín và giá trị của bản thân, BOD cần thực hiện 06 nhiệm vụ sau:

  • Quản lý và điều hành doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm toán và báo cáo doanh thu hằng năm. Bên cạnh đó, BOD cần phải theo dõi và giám sát công việc của kiểm toán viên một cách chính xác, cặn kẽ nhất.
  • Tạo hệ thống quản trị của tổ chức: Đề xuất những quy định và quy cách làm việc để đảm bảo quyền lợi hoạt động và sự công bằng cho tất cả nhân sự.
  • Tổ chức, quản trị và xây dựng mối quan hệ gắn kết với Giám đốc điều hành: BOD cần tổ chức các cuộc họp với Ban Giám đốc điều hành mỗi tháng 1 lần.
  • Hoạch định chiến lược và xác định mục tiêu chung cho doanh nghiệp: Thông thường, Chủ tịch và Ban Giám đốc điều hành sẽ là người thực hiện công việc này. Trong đó, họ cần xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và đưa ra mục tiêu phát triển chung cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện quyền ủy thác: Các BOD sẽ là người đại diện và bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và cổ đông trong công ty.
  • Tuyển dụng nhân sự, bồi dưỡng, đánh giá và giám sát ban quản lý chủ lực của công ty: Luôn tìm kiếm các nhân sự có chuyên môn cao cho các vị trí chủ chốt, ra chính sách giữ nhân tài làm để việc cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Những tố chất cần thiết để trở thành BOD?

Vị trí BOD không phải dễ dàng mà có được, để trở thành một trong những nhân tố thuộc đội ngũ BOD thực thụ, bạn cần có những tố chất có thể kể đến như:

  • Sở hữu khả năng lãnh đạo tuyệt vời: Tố chất này sẽ giúp ích rất nhiều cho Hội đồng quản trị trong việc điều hành, phân phối công việc đến những phòng ban, bộ phận, tạo chuỗi vận hành liền mạch cho công ty.
  • Có tầm nhìn xa trông rộng: BOD cần có cái nhìn tổng quan về bức tranh toàn diện ở hiện tại và tương lai, nhất là khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Ngoài ra, BOD cần có sự nhạy bén trong việc phát hiện và chuẩn bị cho các chiến lược dài hạn để giúp công ty phát triển bền vững.
  • Biết cách tận dụng nhân tài: Con người là yếu tố quan trọng trong một tổ chức. Nếu Ban Giám đốc nắm được điểm mạnh, yếu và tạo điều kiện để phát huy năng lực thực sự của mỗi nhân viên sẽ giúp hiệu suất công việc được nâng lên tối đa. Vì vậy, BOD cần phải biết dùng người và trọng dụng những nhân tài mà doanh nghiệp hiện có.

Xem thêm:

Những tố chất cần thiết của BOD thực thụ

Những tố chất cần thiết của BOD thực thụ (Nguồn: Internet)

Cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiễm của thành viên BOD?

Các cổ đông sẽ bầu chọn các thành viên của Hội đồng quản trị, trong đó những cá nhân nào được đề cử sẽ do Hội đồng đề cử quyết định. Vào năm 2002, NYSE và NASDAQ đề nghị các giám đốc độc lập thành lập một ủy ban đề cử. Nhờ vậy mà kết quả bầu cử mang tính khả quan, công bằng hơn bởi các nhiệm kỳ của giám đốc được so sánh để đảm bảo chỉ một số giám đốc được bầu trong một năm nhất định.

Ngoài ra, việc loại bỏ một thành viên theo nghị quyết trong cuộc họp chung là điều khó khăn. Trong đó, một số hợp đồng của các giám đốc bao gồm điều khoản không khuyến khích sa thải và công ty phải có chính sách bồi thường nếu bãi nhiệm giám đốc. Ở thực tế, một thành viên của Hội đồng quản trị nếu vi phạm các quy tắc cơ bản thì họ sẽ có khả năng bị loại bỏ. Bên cạnh đó, việc trục xuất giám đốc có thể bắt nguồn từ việc phá vỡ các quy tắc cơ bản.

Xem thêm:

Thông tin về cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm của thành viên BOD

Thông tin về cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm của thành viên BOD (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về BOD

BOD là viết tắt của từ gì?

Trong tiếng Anh, BOD là viết tắt của từ Board of Directors. Nếu dịch sát nghĩa tiếng Việt thì bạn có thể hiểu đó là Ban Giám đốc.

BOD là gì?

BOD là Hội đồng quản trị hoặc Ban Giám Đốc. Họ là những vị lãnh đạo cấp cao đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. BOD là những người hoạch định chiến lược, xây dựng cơ cấu tổ chức và vận hành cũng như quản lý doanh nghiệp.

Xem thêm: 

Một số câu hỏi về BOD trong công ty

Một số câu hỏi về BOD trong công ty (Nguồn: Internet)


Bài viết trên CareerViet đã cùng bạn tìm hiểu về BOD là gì và tầm quan trọng của vị trí này trong doanh nghiệp. Đây cũng là kiến thức hữu ích dành cho bạn trước khi bắt đầu làm việc với bất kỳ công ty nào. Vì để xác định đây có phải là công ty bạn muốn gắn bó hay không, thì hãy nên thu thập những thông tin về Hội đồng quản trị, sứ mệnh và tầm nhìn của họ trước khi ra quyết định ứng tuyển. Nếu bạn có ước mơ trở thành BOD, thì ngay từ bây giờ bạn hãy vạch ra một lộ trình thăng tiến cho mình, bạn có thể tham khảo tại CareerMap.vnCVHay.vn để biết cách viết một chiếc CV ấn tượng. Đừng quên ghé CareerViet để ứng tuyển vào ngành nghề phù hợp với mình bạn nhé!

Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm | Tìm việc làm lao động phổ thông tại Đà Nẵng | Tuyển lao động phổ thông tại Đà Nẵng | Tuyển dụng lao động phổ thông tại Đà Nẵng

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS
Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS

Lương: 7 Tr - 30 Tr VND

Thanh Hóa

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Lương: 40 Tr - 60 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)
Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

BIDV Metlife Life Insurance LLC
BIDV Metlife Life Insurance LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Khánh Hòa | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Hải Dương

Bài viết cùng chuyên mục

3 mẹo đọc sách nhỏ mà có võ nhưng không phải ai cũng biết
Nhiều người lầm tưởng rằng đọc sách là phải đọc hết từ đầu đến cuối và nhớ được hết nội dung. Tuy nhiên, cách đọc sách thông minh nằm ở việc tiếp nhận thông tin hiệu quả và lưu trữ kiến thức lâu dài. Trong bài viết này, CareerViet sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho 3 câu hỏi thường gặp nhất về việc đọc thêm sách:
Bí kíp giúp Frontend Developer thành công trong phỏng vấn
Frontend Developer là tư duy về UI/UX. Lập trình viên không chỉ đơn thuần là giỏi về coder mà phải biết về Designer và Business Analyst (BA)
Thay đổi bản thân là chìa khóa để mở cánh cửa cơ hội trong công việc
Hướng dẫn thay đổi bản thân, nắm bắt cơ hội trong công việc, ngoại giao, phát triển… Tips thay đổi bản thân giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống
Điền trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn?
Hướng dẫn điền trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch cực chuẩn, chính xác, đơn giản chỉ vài bước giúp bạn tự tin trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
NLP là gì? Ứng dụng NLP trong công việc như thế nào để đạt hiệu quả
NLP là gì? NLP là cụm từ viết tắt của Neuro-Linguistic Programming có thể hiểu là lập trình ngôn ngữ tư duy hay tư duy lập trình
Chính kiến là gì? Bí quyết để trở thành người có chính kiến
Chính kiến là gì? Tại sao phải có chính kiến trong cuộc sống? Bí quyết để trở thành người có chính kiến: Tư duy độc lập, hiểu biết sâu, tự tin, biết lắng nghe…

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback