Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 33,732
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Quản lý dự án là một ví trí mà không ít bạn trẻ hiện nay mơ ước. Một khi xác định nghiêm túc trên con đường sự nghiệp, đó là vị trí hấp dẫn khiến người ta phải phấn đấu.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đảm nhận vai trò này. Có những người giỏi về chuyên môn nhưng lại không có năng lực quản lý. Người khác biết cách lãnh đao nhưng lại thiếu tầm nhìn vĩ mô về các dự án, không biết cách phân chia công việc phù hợp với từng nhân viên. Vì thế, không dễ dàng gì để được giao trọng trách quản lý dự án ở các công ty.
Để có hướng phấn đấu phù hợp, tốt hơn hết là bạn nên tìm hiểu những yêu cầu về một giám đốc dự án, từ kiến thức chuyên môn đến những kỹ năng "mềm", từ đó đối chiếu xem mình còn thiếu điều gì để hoàn thiện.
Giám đốc quản lý dự án trước hết phải là một người khá đặc biệt với trình độ chuyên môn rất cao, thái độ nhã nhặn, có kinh nghiệm qua nhiều năm làm việc để có thể giải quyết những tình huống phát sinh. Muốn trở thành một giám đốc dự án, bạn phải rèn luyện cho mình những kỹ năng sau:
Khả năng tổ chức
Đây gần như là đòi hỏi hàng đầu đối với một giám đốc dự án bởi, quản lí một dự án có nghĩa là bạn phải có cái nhìn toàn diện: về nhân viên, về những việc cần làm, từ vấn đề tài chính, tiến độ công việc cho đến đánh giá hiệu quả của từng nhóm.
Khả năng quản lý tốt giúp bạn duy trì ổn định vị trí giám đốc dự án - (Ảnh minh họa) |
Vị trí lãnh đạo luôn đòi hỏi bạn kỹ năng quản lý tốt, sử dụng một cách thường xuyên. Vì vậy, bạn cần tổ chức mọi thứ thật khoa học, trình tự. Hơn nữa, người quản lý dự án còn phải biết cách phân chia thời gian cho từng công việc phù hợp, việc gấp thì làm trước và đúng thời hạn, không để lãng phí hay để nhân viên rơi vào tình trạng stress vì thời gian quá gấp gáp.
Nhiều người nghĩ rằng, khi đã là giám đốc dự án, nghĩa là họ đã có quyền như một vị lãnh đạo, họ được phép thoải mái về giờ giấc, đến muộn về sớm, thậm chí để nhân viên chờ “dài cổ” trong các buổi họp. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ sai lầm, bởi những hành động không chuẩn của sếp sẽ khiến nhân viên bớt nhiệt tình và đánh giá về sự nghiêm túc của họ trong công việc.
Định hướng công việc cụ thể
Tất nhiên, không thể phủ nhận giám đốc dự án cần có cái nhìn tổng thể nhưng chỉ riêng điều đó thôi thì chưa đủ. Càng quản lý dự án lớn, bạn càng cần phải có những định hướng chi tiết, giải quyết từng việc nhỏ nhất để có thể hoàn thành dự án đúng thời hạn.
Quản lý dự án không chỉ có cái nhìn vĩ mô mà còn phải để ý đến từng công việc cụ thể, chi tiết - (Ảnh minh họa) |
Một người quản lý giỏi luôn biết cách chia việc lớn thành từng công việc nhỏ và theo dõi từng việc cụ thể dù biết rằng, đôi khi, làm thế chỉ thêm rước việc vào thân. Tuy nhiên, làm được điều đó chứng tỏ sếp có tình yêu, lòng say mê đối với công việc và đủ khả năng kiểm soát mọi vấn đề, kể cả khi có bất ngờ xảy đến.
Giải quyết vấn đề nhanh gọn
Người quản lý dự án luôn biết cách tập trung tìm giải pháp và để ý nhiều đến hiệu quả công việc hơn là những ý kiến, đề nghị. Giải quyết được vấn đề sẽ bao gồm nhiều khía cạnh, từ việc giữ đúng lịch trình, đặt ra mục tiêu và tìm hướng đi mới, họ còn phải đối mặt với rắc rối một cách linh động.
Nhiều người cứ cho mình là quản lý nên khi gặp vấn đề, họ vẫn không theo dõi sát sườn bởi cho mình là “cấp trên”, không cần mó tay vào việc vặt. Thế nhưng, cách nghĩ đó nhiều khi lại đẩy bạn đến sai lầm lớn hơn nếu công việc mãi lún sâu vào khó khăn.
Đa phần các dự án đều có những vấn đề phát sinh, nhiều khi trục trặc là không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu giám đốc dự án là người tiên phong đi tìm giải pháp, chủ trì mọi cuộc họp để giải quyết vấn đề thì công việc sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Thực tế
Đừng nghĩ rằng, ở vị trí quản lý, bạn có thể đưa ra những ý tưởng trên trời. Ban nên nhớ rằng, càng giữ vai trò, vị trí cấp cao, bạn càng phải suy nghĩ một cách thực tế, trước khi đưa ra kế hoạch hay tiến hành việc gì, bạn cũng nên xét đến tính khả thi rồi hẵng đưa ra quyết định.
Không có một dự án nào hoàn hảo từ đầu đến cuối mà không gặp chút khó khăn nào. Nguyên nhân có thể do chủ quan hay khách quan nhưng thông thường, người giữ vị trí giám đốc dự án phải lường trước mọi việc để có phương án dự phòng. Một người quản lý tốt luôn có cách ứng phó kịp thời nếu dự án gặp khó khăn về tài chính hay nhân sự bởi họ biết nhìn xa trông rộng và suy nghĩ thực tế.
Vị trí giám đốc dự án đòi hỏi nhiều kỹ năng hỗn hợp, vừa mang tính vĩ mô vừa vi mô. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy rèn luyện bản thân để có được những kỹ năng phù hợp nếu muốn trở thành người quản lý trong tương lai.
Nguồn: Theo Bưu Điện Việt Nam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này