Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,154
Dù bạn là nhân viên hay giữ vị trí quản lý, công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau đôi khi khiến bạn không thể "thông thạo" mọi thứ. Nhiều người tìm cách "giấu dốt", cố tỏ ra hiểu biết vì sợ người khác chê cười nhưng rốt cuộc, họ lại mắc phải những sai lầm đáng tiếc hơn.
Mất cơ hội
Khi bạn giả vờ như bạn biết tất cả mọi thứ, bạn đang bỏ qua cơ hội để học hỏi. Người đối diện sẽ nghĩ rằng bạn biết rồi, không phải nói thêm nữa và nghiễm nhiên, bạn lại một lần bỏ nhỡ cơ hội để mở mang kiến thức. Có thể bạn giữ vai trò quản lý, vượt trội hơn so với nhân viên nhưng nếu cứ cố tỏ ra "biết tuốt" thì chỉ khiến bạn ngày càng tụt hậu mà thôi. Với vị trí nhân viên, nhiều người lo lắng nếu nói mình không biết sẽ bị sếp la mắng. Nhưng thực tế, sếp rất ít khi mắng mỏ nặng lời với những nhân viên dám nhìn nhận hạn chế của bản thân, thậm chí họ còn nhiệt tình chỉ bảo cho bạn từng li từng tí.
Không ai hoàn hảo cả và cũng chẳng ai biết hết mọi thứ, bởi như người ta vẫn thường nói "kiến thức như rừng xanh còn mình chỉ như con chim chiền chiện". Nếu bạn công nhận mình chưa biết, chỉ một lần này thôi, bạn sẽ không phải rơi vào tình trạng tương tự khi gặp vấn đề này trong những lần sau nữa. Có người đã đúc kết rằng "thà dốt một phút còn hơn ngu cả đời" cũng là từ đó. Thậm chí, bạn có thể tư vấn cho người khác khi bạn đã hiểu rõ lĩnh vực này. Vì vậy, dù là sếp, bạn cũng nên khiêm tốn, học hỏi những kiến thức mình chưa có.
Mất lòng tin
Nếu cứ cố gắng che giấu sự thiếu hiểu biết hoặc lỗi lầm do mình gây ra, dần dần, bạn sẽ đánh mất lòng tin từ mọi người. Trong khi đó, lòng tin lại là yếu tố quan trọng giúp bạn tạo lập các mối quan hệ, giải quyết mọi công việc một cách hiệu quả. Niềm tin là nền tảng tạo uy tín cho bạn cũng như gia tăng tầm ảnh hưởng của bạn đến mọi người xung quanh. Vì thế, khi bạn cứ giả vờ hiểu biết, vẽ vời trên chuyên môn của người khác thì chẳng khác nào "múa rìu qua mắt thợ". Những yếu kém, thiếu sót của bạn sẽ nhanh chóng bị lộ tẩy và thử hỏi, mấy ai còn tin tưởng vào một đồng nghiệp như thế.
Hơn nữa, nếu cứ giả vờ tỏ ra hiểu biết, rất có thể bạn sẽ mắc sai lầm trong công việc vì sự thiếu hiểu biết của mình. Khi đó, mọi điều che dấu giống như "cái kim trong bọc lâu ngày cùng thòi ra", uy tín của bạn giảm sút nghiêm trọng.
Bởi vậy, dù ở vị trí nhân viên hay quản lý, bạn cũng nên thừa nhận những hạn chế, sai lầm của mình. Bạn sẽ thấy ở những người khác thái độ thân thiện, tôn trọng dành cho bạn và khi cần, người ta đều sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kiến thức với bạn.
Đừng nghĩ rằng nếu thừa nhận mình không biết nhiều về vấn đề nào đó, người ta sẽ coi thường, nhất là khi bạn ở vị trí quản lý. Bạn nên nhìn vào hiệu quả công việc cuối cùng để đánh giá chứ đừng vì một chút sĩ diện ngay tức thời.
Nguồn: Theo Bưu Điện Việt Nam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này