Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,683
Cô Nguyễn Phạm Minh Khánh, Trường Tiểu học Minh Đạo, quận 5 - TPHCM, hướng dẫn học sinh học nhóm. |
Với cách học thầy đọc, trò chép như hiện nay, kiến thức của giáo viên 10 phần, may lắm học sinh (HS) tiếp thu được 8 phần và qua nhiều thế hệ kiến thức sẽ teo dần đi.
Học thuộc lòng từng chữ là bất hợp lý
Cách học đọc - chép khiến trò ỷ lại vào kiến thức của thầy. Sự tiến bộ của người học sẽ bị ngừng lại khi không có thầy. Muốn thầy dạy 1, trò biết 10 thì phải tập cho HS, sinh viên tự học, tự đọc sách, tự nghiên cứu. Khi đó, HS sẽ biết tự đòi hỏi trách nhiệm của bản thân chứ không ỷ lại vào thầy và kiến thức đạt được không bị giới hạn trong kiến thức của thầy. Mặt khác, nếu trò biết nghiên cứu thì thầy cũng không dám tự mãn với kiến thức của mình mà phải nghiên cứu nhiều hơn.
Một bất hợp lý nữa trong cách dạy, cách học hiện nay là bắt HS học thuộc lòng từng câu từng chữ trong sách. Mục đích của sách vở là để cung cấp kiến thức và dùng để tra cứu khi ra đời làm việc, chứ không phải để học thuộc lòng. Ví dụ: Một kỹ sư xây dựng, khi hành nghề, với những công trình phức tạp, có ai cấm đoán việc lật sách tra cứu để tính toán chính xác hơn đâu.
Nhiều quốc gia khi đi thi, HS có thể đem theo tài liệu, sách vở vào phòng thi. Nhưng muốn lật sách để tra cứu HS phải đọc hết tất cả các sách đó mới biết vấn đề tra cứu nằm ở đâu mà lật sách. Khi đã lật được đúng trang, đề thi cũng bắt HS suy luận chứ không thể chép nguyên văn trong sách. Như vậy HS không những phải đọc sách mà còn phải hiểu sách. Với cách thi này, “phao thi” trở nên vô giá trị. Vấn đề là thầy giáo phải biết cách hướng dẫn người học nghiên cứu như thế nào, đọc sách gì. Biết cách hướng dẫn thảo luận theo nhóm qua đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Gợi mở để học sinh tự khám phá
Hệ quả tất yếu của cách dạy, cách học hiện nay ở nước ta đã khiến HS trở nên thụ động. Ông Lê Duy Tiến, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật VN (Vifotec), nhận xét: “Phương pháp dạy thầy đọc, trò chép hoặc thầy ngồi rao giảng, nhồi nhét kiến thức làm HS lười biếng, không có sự ham mê tìm tòi sáng tạo”. Một thống kê hết sức kinh ngạc, qua 4 lần tổ chức cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, số tác phẩm tham gia của HS nông thôn nhiều hơn HS ở TP trong khi HS TP có điều kiện học tập, sáng tạo tốt hơn. “Có lẽ ở vùng quê, nông thôn, HS phải tiếp xúc trực tiếp với công việc lao động nên nảy sinh những ý tưởng cải tiến, tạo ra những loại máy móc dùng trong gia đình. Còn HS TP phải học quá nhiều nên không còn thời gian nghiên cứu, sáng tạo” - ông Tiến thẳng thắn nói.
Theo ông Tiến, nếu cứ cố nhồi nhét thông tin cho HS, cho dù hôm nay đó là thông tin mới thì ngày mai những thông tin đó cũng trở thành cũ. Vì thế, cách cần thiết là phải dạy các em biết cách tự khai thác thông tin, tự tìm kiếm kiến thức để dù trong hoàn cảnh nào, các em cũng có thể tự xoay xở. Và ông đưa ra đề xuất: “Nên bớt giờ học trên lớp, thay vào đó giáo viên ra các chủ đề, đề tài yêu cầu HS tự tìm thông tin, tự nghiên cứu để kích thích tính sáng tạo. Giáo viên không nên rao giảng kiến thức mà chỉ nên gợi mở cho các em tìm tòi, như vậy sẽ tạo sự hứng thú khám phá”.
Bà Hoàng Thị Hồng Hải, Trưởng Phòng Giáo dục quận Tân Phú –TPHCM, nhấn mạnh: Để việc đổi mới phương pháp sư phạm hiệu quả nên bắt đầu từ gốc đó là việc đào tạo giáo viên. Thầy giáo trước tiên phải có tâm, yêu nghề và có kỹ năng sư phạm.
Cô Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng – TPHCM: Quan trọng nhất vẫn là giáo viên Tại sao hiện nay có hiện tượng HS chán học, lười học. Có nhiều nguyên nhân nhưng đứng về góc độ giáo dục có phải do chương trình hay chính phương pháp truyền đạt của giáo viên còn hạn chế? Thực tế sau từng tiết dạy giáo viên đều có thể đánh giá hiệu quả tiết dạy của mình. Có những điều ai cũng biết, thậm chí ai cũng có thể làm nhưng không làm vì lý do nào đó. Điều tôi muốn nói chính là phương pháp giảng dạy của giáo viên áp dụng cho môn dạy của mình. Khi giảng dạy, người truyền thụ kiến thức phải quan sát đối tượng của mình, các em cần gì ở thầy cô qua bài giảng, phải biết trăn trở với từng bài mới có thể nảy ra nhiều cách dạy hay, còn dạy mà chỉ nghĩ rằng làm theo đúng sách hướng dẫn giảng dạy thì không thể nào sáng tạo được. Đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi nhiều yếu tố từ cơ sở vật chất, cách đánh giá, chương trình – sách giáo khoa, cách ra đề thi... nhưng quan trọng hơn hết vẫn là con người. |
Nguồn: Theo NLĐ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này