Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,407
Bạn là một nữ nhân viên uyên bác và làm việc rất chuyên nghiệp nhưng vị trí của bạn trong công ty vẫn không nhờ thế mà được cải thiện. Có phải bạn đang vướng vào một trong những sai lầm dưới đây?
1. Bị động
Phụ nữ được coi là những người lười vận động, nhất là trong việc leo lên nấc thang danh vọng. Họ trông chờ sếp… tự phát hiện ra năng lực tuyệt vời của mình chứ không để tâm đến việc “tiếp thị” chúng. Sếp có hàng ngàn áp lực công việc, nếu bạn không tự “đánh bóng” mình thì đến bao giờ ông ấy mới nhận ra một nhân viên đầy tiềm năng ở bạn đây?
2. Quá khiêm tốn
Các nghiên cứu về nhân lực trong thị trường lao động cho thấy một vấn đề nổi cộm là phụ nữ thường đánh giá thấp các kỹ năng và năng lực bản thân. Đây chính là một rào cản khá lớn trong các cuộc đàm phán liên quan đến tăng lương hoặc thăng chức.
Phụ nữ và những sai lầm trong sự nghiệp
3. Quá cầu toàn
Đa số phụ nữ muốn làm tốt công việc của mình đến mức hoàn hảo, quên mất rằng đó là một phạm trù không có thật, không thể đạt đến. Sa đà quá chỉ phí thời gian, công sức, mất khả năng nhìn nhận mọi chuyện một cách tổng quan.
4. Quá đa cảm
Đây là một thế mạnh cũng là điểm yếu của phái nữ. Thật khó để cân bằng trạng thái cảm xúc trước rất nhiều tình huống dữ dội, căng thẳng nơi làm việc. Bốc đồng tình cảm không mang lại giải pháp cho bài toán kinh doanh mà chỉ khiến quan hệ đồng nghiệp thêm phức tạp.
5. Không biết mình cần gì
Lại một hậu quả của đa cảm. Trong người phụ nữ dường như có rất nhiều mặt tính cách. Họ luôn muốn mọi thứ đến cùng một lúc nhưng điều đó là không tưởng. Hãy biết chia giai đoạn cho mỗi kỳ vọng sự nghiệp của mình. Nhờ thế bạn có thể tránh những thất vọng không đáng có cũng như tận dụng được tối đa các lợi ích mà hoàn cảnh đem lại.
6. Quá thật thà hoặc hay nói dối
Thử tưởng tượng bạn đang trong một cuộc phỏng vấn. Người đối diện hỏi: “Bạn đã bao giờ làm việc này chưa?”. Và bạn trả lời “chưa, tôi chưa từng làm”. Quá sai lầm! Nên nhớ rằng có cả tá ứng viên ngoài kia cũng đang muốn công việc này, câu nói “chưa từng làm” của bạn sẽ có ấn tượng tiêu cực hoặc chẳng để lại chút ấn tượng nào hết. Nhưng nếu bạn thật sự chưa làm qua việc đó thì có nên nói dối không? Trong trường hợp này, tất nhiên một câu trả lời như “tôi đã từng làm việc này rất nhiều lần” cũng không phải là giải pháp tốt. Sao bạn không nói: “tôi rất muốn thử…” hoặc “tôi có thể học hỏi và cố gắng làm…”. Khi đó, người phỏng vấn chắc chắn sẽ hài lòng với tinh thần sẵn sàng học hỏi, mở rộng kiến thức, khả năng giao tiếp và khát vọng thành công của bạn.
7. Không thảo luận về lương
Hầu hết các bạn cảm thấy ngại ngần khi đề cập vấn đề này. Tuy nhiên, nên hiểu rằng ông chủ của bạn không phải một nhà từ thiện, ông ấy không “ban ơn” mà “mua” sức lao động của bạn. Bạn đổi khả năng, kiến thức, các kỹ năng, thời gian và công sức của mình để lấy tiền. Vì thế bạn đâu có “xin” lương, bạn đang đàm phán. Tốt hơn hết hãy làm một cuộc tham khảo để “định giá” sức lao động của mình trên thị trường.
Nguồn: (Theo Dân Trí)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này