Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,088
Rất nhanh, COVID-19 làm đảo lộn mọi guồng quay từ phương pháp cho đến công cụ làm việc. Và khi một số đầu việc mới nằm ngoài khả năng của bạn, chính là lúc bạn cần nghĩ về việc nâng cao kỹ năng và trình độ để đảm bảo sự vững chắc cũng như khả năng thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp.
Muốn ứng tuyển thành công một vị trí mới hay thăng tiến, bạn đều phải dành thời gian cho một việc quan trọng: nâng cao kỹ năng và trình độ. Những người luôn trong tâm thế sẵn sàng nâng cấp bản thân để bắt kịp thế giới bên ngoài sẽ có được cơ hội tốt nhất.
Không ngừng nâng cấp kỹ năng
10 thao tác dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường kỹ năng hiệu quả:
Xác định các kỹ năng theo yêu cầu nghề nghiệp
Bước đầu tiên: xác định những kỹ năng được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực của bạn. Bạn có thể xem xét các chức danh công việc trong ngành cũng như các kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng yêu cầu, cả cơ bản và đặc thù.
Ví dụ: Tìm trên CareerViet.vn, cụm từ nào lặp đi lặp lại nhiều nhất trong các mô tả công việc mà bạn thấy phù hợp nhất hoặc thú vị nhất? Đó là cơ sở để bạn lên danh sách để đầu tư thời gian, công sức cho việc nâng cấp bản thân.
Xác định phạm vi
Có thể trao đổi với chính quản lý hoặc một chuyên gia tại công ty để hiểu rõ hơn về các kỹ năng đáng ưu tiên nhất trong ngành. Phân tích nền tảng nghiệp vụ của những ngôi sao sáng trong ngành, hoặc của những người thành công trong công ty để hiểu năng lực của họ.
Bạn cũng có thể tìm hồ sơ LinkedIn của những người cùng ngành như cấp cao hơn mình để có thông tin chi tiết. Lưu ý các kỹ năng được đề cập đến trong mục Tham khảo của họ. Các hội nghị và hội thảo nâng cao nghiệp vụ trong lĩnh vực của bạn có thể đang rất phổ biến trên internet dưới dạng tọa đàm trực tuyến, podcast, sự kiện networking… Theo dõi các hoạt động này cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về kiến thức hoặc kỹ năng mà mọi người trong lĩnh vực của bạn đang đánh giá cao.
Theo dõi những người đầu ngành trên mạng xã hội
Nhiều CEO của công ty và chuyên gia trong ngành thường dùng mạng xã hội như LinkedIn, Facebook... làm kênh phát ngôn quan điểm chuyên môn của họ. Bằng cách theo dõi họ, bạn có thể đón đầu các hướng đi mới trong nghề, nắm bắt các kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm và quyết định xem kỹ năng nào là quan trọng nhất để bạn tập trung vào.
Lên kế hoạch thật chuyên nghiệp
Xác định được những kỹ năng muốn học rồi, bạn có thể xắn tay áo và lập kế hoạch, biểu đồ cho quỹ đạo nghề nghiệp của mình. Workshop nào sẽ tham gia, tọa đàm nào sẽ theo dõi, khóa học nào sẽ đăng ký? Dù COVID ngăn cản nhiều hoạt động, nhưng bạn vẫn có thể tìm ra rất nhiều kiến thức trên internet nếu chịu khó tìm tòi. Thậm chí, bạn có thể kết bạn và nói chuyện với các chuyên gia, hoặc người đứng đầu của các tổ chức đào tạo lĩnh vực đó để nắm được lịch nói chuyện, đào tạo của họ. Đôi lúc, bạn có thể có được thông tin từ chính các đồng nghiệp đang có chung mối quan tâm.
Lên kế hoạch chuyên nghiệp
Đi học
Đi tìm những khóa học cung cấp chứng chỉ tại các trường đại học, trung tâm đào tạo tại địa phương cũng không phải là một ý tồi. Bạn thậm chí có thể đề xuất với chính bộ phận nhân sự trong công ty hiện tại để được tài trợ một khóa học giúp nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng. Các công ty vẫn thường có một khoản dành cho công tác đào tạo nhân sự hàng năm mà có thể bạn chưa biết. Điều quan trọng là hãy tìm các chương trình và khóa học trực tuyến mà bạn có thể tham gia để nâng cấp bản thân một cách nhanh chóng.
Đọc tạp chí chuyên ngành
Báo chuyên ngành và các chuyên trang trực tuyến về ngành của mình là một trong những nguồn tốt nhất để bạn bám sát những phát triển hàng đầu. Bằng cách đọc chúng thường xuyên, bạn có thể cập nhật danh sách những vị trí công việc đang lên, những mảng nội dung quan trọng, cũng như giúp bạn đối chiếu trình độ của mình hiện tại với yêu cầu của ngành.
Phát triển cả kỹ năng cứng và mềm
Cập nhật các kỹ năng cứng trong nghề là rất quan trọng, nhưng không bao giờ là muộn để cải thiện các kỹ năng mềm. Hãy xem kỹ mức độ bạn giao tiếp với người khác, cách bạn sắp xếp quy trình, không gian văn phòng hoặc quản lý thời gian của bạn. Nếu còn những vấn đề thiếu sót, nghĩa là bạn cũng cần củng cố những kỹ năng mềm này.
Phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
Không bỏ phí kiến thức
Làm nổi bật các kỹ năng hiệu quả trong CV: Học và hành đã đành, bạn phải cho người khác biết sự tiến bộ và thế mạnh của bản thân. Hãy đưa các kỹ năng phù hợp nhất cho vị trí bạn định ứng tuyển vào CV. Những gì bạn nói về bản thân càng trùng khớp với vị trí đó bao nhiêu, bạn càng có nhiều cơ hội nhận được việc làm bấy nhiêu.
Giữ guồng quay không dừng: Kỹ năng mới cũng sẽ đến lúc trở thành lỗi thời. Hãy giữ cho mình tinh thần luôn luôn học hỏi, cập nhật kiến thức mới. Đó nên là một quá trình liên tục bởi công nghệ luôn thay đổi, và bạn phải theo kịp để luôn là nhân sự sáng giá. Khi kế hoạch phát triển chuyên môn được thực hiện một cách thường xuyên, mỗi lần nâng cấp bản thân sẽ không quá mất sức. Và rõ ràng, người có kế hoạch trước sẽ luôn chủ động và có lợi thế hơn người đang tìm việc với một hành trang nghề nghiệp lỗi thời.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này