Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 36,013
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Đôi khi chúng ta có thể bắt gặp chia sẻ thế này: “Gần đây tôi vừa nhận công việc mới với vị trí trưởng nhóm của 5 thành viên. Tôi chỉ mới gần 30 tuổi, trong khi một số người trong nhóm còn lớn tuổi hơn tôi. Tôi được chọn bởi vì tôi giỏi lĩnh vực này, nhưng đây là lần đầu tiên tôi quản lý nhân viên lớn tuổi hơn và tôi có cảm giác khá lúng túng. Đặc biệt, tôi cần phải đưa ra những nhận xét, đánh giá và định hướng cho họ nữa. Tôi nên làm thế nào để việc này ít gây khó chịu nhất cho tất cả đây?” Đó có phải là câu chuyện của bạn không?
Hãy yên tâm nhé, bạn không hề lẻ loi! Hầu hết những người quản lý ai cũng từng trải qua điều tương tự như vậy không ít thì nhiều, và họ đều có cảm giác chút gì đó bối rối khi trở thành cấp trên của những người làm việc lâu hơn mình. Tuy nhiên, bạn không cần phải cảm thấy như vậy.
(Nguồn: Internet)
Dưới đây là một vài bí quyết để vượt qua được những tình huống bất tiện và khó xử mà chúng ta vừa đề cập ở trên từ Chuyên gia Tư vấn về Quản lý – Alison Green, chủ bút nổi tiếng của trang blog Ask a Manager. Hãy cùng CareerViet.vn tham khảo nhé:
1. Ghi nhớ rằng nhân viên luôn chờ tín hiệu của bạn
Nếu như bạn có vẻ do dự hoặc lúng túng khi đối mặt với sự khác biệt tuổi tác thì mọi người cũng nhận thấy nó, và điều này sẽ khiến họ cũng khó xử theo. Nhưng nếu bạn hành động như không có vấn đề gì cả thì mọi việc cũng sẽ nhanh chóng trở thành không có vấn đề gì. Sau tất cả, thử tưởng tượng nếu bạn có một người quản lý trẻ tuổi hơn mà cô ta luôn tỏ ra ngập ngừng hoặc không chắc chắn về quyền hạn của mình. Bạn hẳn sẽ cảm giác khá kỳ cục, phải không? Còn bây giờ, hãy tưởng tượng rằng cô ấy, thay vì lo nghĩ về những điều đó, đã đơn giản là hướng về phía trước, giải quyết những việc cần làm và không xem tuổi tác như điều gì quan trọng cần bận tâm. Chắc là bạn cũng chấp nhận và làm theo thái độ ứng xử đó.
2. Nhớ lại lý do bạn được tuyển dụng
Bạn đã được chọn cho công việc này bởi vì nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn sẽ thực hiện nó xuất sắc hơn người khác. Vậy thì hãy giữ cùng một niềm tin như thế vào bản thân mình!
3. Đôi khi tuổi tác chỉ là vấn đề lớn của bạn, người khác không nghĩ vậy
Vâng, có thể các nhân viên đã nhận thấy độ tuổi của bạn, nhưng trừ khi họ thể hiện thái độ khác thường, thực tế là họ chẳng nghĩ gì về điều đó. Nếu là nhân viên tốt, họ sẽ muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, bởi vì họ muốn làm tốt vai trò của mình. Hãy hỗ trợ hết sức để mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ, và họ sẽ chẳng để tâm đến việc bạn bao nhiêu tuổi.
4. Trang phục phù hợp
Ăn mặc nghiêm túc, phù hợp với không gian làm việc của công ty sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt trong việc thể hiện các giá trị bản thân và được người khác nhìn nhận. Hãy chắc chắn rằng quần áo và bề ngoài của bạn đã được “chải chuốt” thật chuyên nghiệp “không chê vào đâu được”. Nào, bây giờ là lúc để mở rộng thêm những điều mới mẻ cho quy định về đồng phục của công ty.
5. Chú ý kỹ những gì bạn thể hiện
Bạn có sử dụng các từ ngữ, kiểu cách hoặc giọng điệu mà qua đó vô ý để lộ cảm giác rằng “Tôi còn non nớt/ tôi không chắc chắn/ tôi thiếu kinh nghiệm”? Hay bạn nói chuyện với đầy sự tự tin? Bạn có thoải mái khi thể hiện sự quyết đoán? Bạn có khả năng kêu gọi mọi người cho ý kiến mà sau đó vẫn có thể mạnh dạn chốt lại một quyết định cuối cùng? Bạn có biết cách đưa ra những phản hồi mà không tỏ vẻ lo lắng, có lỗi hoặc trông như một người ngốc nghếch không?
(Nguồn: Internet)
6. Đối xử với người lớn tuổi và trẻ tuổi như nhau
Đừng cười đùa với các nhân viên trẻ rồi sau đó ra vẻ nghiêm trọng với những người lớn tuổi, hoặc là cư xử với họ bằng thái độ khác. Nếu bạn nhiệt tình hơn với những người đồng trang lứa, nhân viên của bạn sẽ nhận thấy – và nó sẽ phá đi sự tôn trọng của họ dành cho bạn cũng như làm giảm lòng tin rằng bạn có thể lãnh đạo họ một cách đúng đắn.
7. Đừng mải lo khẳng định quyền hạn
Đôi khi một quản lý vì lo lắng với ý tưởng mình cần được công nhận là xứng đáng với vai trò đang nắm giữ nên tập trung quá nhiều vào quyền hạn. Hãy học cách suy nghĩ rằng quyền hành chỉ chứng minh một điều là nó khiến sức mạnh thực sự của bạn suy yếu đi. Lãnh đạo giỏi là những người biết hỏi ý kiến và lắng nghe nhiều quan điểm khác nhau từ nhân viên. Điều này giúp xây dựng nên sức mạnh quản lý tốt hơn là những hành động chứng tỏ quyền hành.
8. Khéo léo xử lý khi nhân viên có xu hướng chống đối
Hãy giải quyết các vấn đề theo đúng cách mà bạn muốn nó hoàn thành. Đừng xử lý việc này trên cơ sở tuổi tác. Ví dụ như bạn có thể nói: “Tôi thấy anh có vẻ hơi miễn cưỡng khi nhận công việc vừa được giao. Có vấn đề gì khó khăn không?” Hoặc “Tôi đánh giá cao những góp ý của anh, nhưng sau cùng thì tôi cần anh thực hiện dự án này theo cách chúng ta đã trao đổi, để tôi có cơ hội cân nhắc thêm trước khi anh thực sự áp dụng những thay đổi đáng kể đối với các kế hoạch mà công ty đã thông qua.”
9. Đảm bảo rằng bạn đang quản lý tốt
Đừng để ai có cớ bác bỏ chuyên môn của bạn. Nếu kỹ năng quản lý nào của bạn còn lỏng lẻo hay chưa được kiểm nghiệm, hãy hoàn thiện ngay nó trong khả năng có thể. Tìm hiểu thật nhiều để biết cách giao việc tốt hơn, cách đưa ra những đánh giá và phản hồi, làm thế nào để đặt mục tiêu và khiến nhân viên có trách nhiệm với công việc, cách ghi nhận và tưởng thưởng cho những người thể hiện tốt và cách xử lý các vấn đề phát sinh.
10. Giả vờ cho đến khi mọi thứ trở thành sự thật
Thực tế là bạn có thể cảm thấy khó xử về tuổi tác trong suốt một thời gian dài. Mặc dù vậy, hãy giả vờ như không! Cứ hình dung về những gì bạn sẽ làm khi cảm thấy tự tin. Nếu cách này hiệu quả, hãy nhớ lại hình ảnh một người sếp mà bạn luôn ngưỡng mộ, hành động theo cách người ấy đã làm. Sau vài tháng, mọi thứ sẽ trở thành tự nhiên.
Nguồn: Nguồn: QuickBase
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này