Chatbot là gì? Ứng dụng của Chatbot trong kinh doanh mới nhất

Lượt xem: 12,021

Chatbot được biết đến là ứng dụng được vận hành nhờ trí tuệ nhân tạo AI được áp dụng trong các lĩnh vực kinh doanh ở thời điểm hiện tại. Công dụng mà ứng dụng này mang đến trên những nền tảng số hóa cho việc kinh doanh nói chung và đời sống con người nói riêng là rất đáng kể. Để tìm hiểu sâu hơn về Chatbot cũng như cách hoạt động của ứng dụng này như thế nào thì hãy cùng CareerViet đọc ngay bài viết bên dưới đây.

Chatbot là gì?

Chatbot là gì? Đây tên gọi của một chương trình sử dụng trí tuệ nhân tạo được xây dựng và thiết kế với mục đích chính là mô phỏng lại những cuộc trò chuyện với tất cả các người dùng thông qua Internet. Chatbot được vận hành bởi chip xử lý ngôn ngữ (NLP) cũng như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể hiểu hết những vấn đề do người dùng đặt ra và tự động tìm kiếm câu trả lời phù hợp nhất.

Chatbot là ứng dụng mô phỏng lại những cuộc trò chuyện trực tuyến với người dùng

Chatbot là ứng dụng mô phỏng lại những cuộc trò chuyện trực tuyến với người dùng (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Công Nghệ AI Là Gì? Tìm Hiểu Về AI Từ A - Z 2022

Các thuật ngữ quen thuộc trong Chatbot

Trong quá trình sử dụng Chatbot thì không tránh khỏi trường hợp người dùng “chạm mặt” với các thuật ngữ vừa quen thuộc nhưng cũng vừa lạ lẫm. Vì vậy, để việc ứng dụng Chatbot vào các công việc hằng ngày diễn ra thuận lợi thì bạn cần tìm hiểu chi tiết những thuật ngữ có tần suất xuất hiện cao trong Chatbot như bên dưới đây:

  • Chatbot: Danh từ này được sử dụng để chỉ những con Bot có tính năng tự động hóa, có khả năng hoạt động 24/7 để giúp người dùng trả lời tin nhắn cho Page.
  • Khách hàng: Chỉ những đối tượng từng tham gia gửi tin nhắn cho Page sau khi Page đã được tích hợp các tính năng của Chatbot.
  • Kịch bản: Chỉ những đoạn hội thoại mà người dùng tạo ra để Robot có thể sử dụng để tương tác một cách tự động với khách hàng. Mặc dù thực tế, Robot của ứng dụng vẫn có khả năng tự động đưa ra câu trả lời phù hợp khi nhận được câu hỏi từ khách hàng nhưng vẫn có một số kịch bản bạn cần tự tao ra, đó là kịch bản từ khóa, kịch bản chào mừng hoặc kịch bản mặc định (dùng để chuyển hướng cho người dùng biết được lúc này Bot không hiểu vấn đề được truy vấn, khách hàng có thể đặt những câu hỏi liên quan khác).
  • Cài đặt: Tại mục này, người dùng có thể tự thiết lập thời gian đi vào hoạt động của ứng dụng, tên của Bot cũng như mời thêm các quản trị viên trong trường hợp cần thiết,....
  • Livechat: Đây là khu vực trung tâm hiển thị các nội dung trao đổi giữa Bot và người dùng.
  • Chăm sóc: Bạn có thể sử dụng tính năng này của ứng dụng để gửi đến cho khách hàng một chuỗi các kịch bản theo một trình tự thời gian nhất định.
  • Gửi Broadcast: Tính năng này cho phép bạn có thể gửi hàng loạt các kịch bản đã được chuẩn bị sẵn đến cho khách hàng.
  • Auto Inbox: Là tính năng cho phép bạn thực hiện các hoạt động cài đặt chế độ tự động cho ứng dụng, như tự động Like, trả lời Comment hoặc nhắn tin cho khách hàng.
  • Tăng trưởng: Bạn có thể đưa Bot lên Website, Email hoặc Poster,….để quảng bá thương hiệu đến người dùng một cách hiệu quả hơn.
  • Thống kê: Danh mục này cho phép hiển thị những biểu đồ thống kê, tổng hợp số liệu thể hiện được mức độ tăng trưởng của khách hàng theo mỗi ngày, tuần hoặc tháng.

Chatbot có nhiều thuật ngữ vừa quen, vừa lạ đối với người dùng

Chatbot có nhiều thuật ngữ vừa quen, vừa lạ đối với người dùng (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Thư ký tổng giám đốc và bảng mô tả công việc chi tiết

Cách hoạt động của Chatbot

Chatbot được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, mang lại lợi ích cho người dùng. Để ứng dụng phát huy tối đa tác dụng của mình thì người dùng cần hiểu rõ cách thức hoạt động của app để có sự điều chỉnh hoặc thay đổi phù hợp trong các trường hợp cần thiết. Cụ thể, phương thức hoạt động của Chatbot sẽ thông qua trình tự như sau:

  • Translator: Thông tin hoặc yêu cầu của người dùng (user) sẽ được dịch theo ngôn ngữ lập trình để Chatbot có thể hiểu được và tiến hành thực hiện, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách phù hợp.
  • Processor: Sử dụng công nghệ AI để tiến hành xử lý những yêu cầu của người dùng.
  • Respondent: Máy tính sẽ nhận thông tin được gửi về từ phần mềm AI để gửi trả kết quả cho người dùng theo hình thức tương tự như platform messenger.

Cách hoạt động của Chatbot thông qua quy trình gồm ba thành phần

Cách hoạt động của Chatbot thông qua quy trình gồm ba thành phần (Nguồn: Internet)

Xem thêm: UI/UX Designer là nghề gì? Những tố chất cần có để làm UI/UX Designer

Lợi ích của việc ứng dụng Chatbot trong kinh doanh

Chatbot mang đến nhiều tiện ích nên được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể, khi sử dụng Chatbot thì người dùng sẽ nhận được một số lợi ích như sau:

Cá nhân hóa trải nghiệm bán hàng bằng Chatbot

Dựa trên những thông tin cũng như dữ liệu thu thập được từ các lịch sử giao dịch với khách hàng trước đó thì Chatbot sẽ ghi nhớ được hầu hết thông tin cá nhân của khách hàng, chẳng hạn như sở thích, nghề nghiệp, tuổi,...Điều này giúp cho việc nhận diện những yêu cầu từ khách hàng diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó, Chatbot sẽ có thể trả lời cũng như đáp ứng được chính xác những gì mà khách hàng đang mong muốn, tư vấn nhu cầu mua sắm thích hợp cho từng đối tượng. Những thông tin trong mục tư vấn này dựa trên những xu hướng, sở thích mà khách hàng quan tâm.

Chatbot giúp cá nhân hóa trải nghiệm bán hàng

Chatbot giúp cá nhân hóa trải nghiệm bán hàng (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Graphic Designer và những điều thú vị cần biết về công việc này

Giảm thiểu chi phí

Chatbot cũng có thể thay thế và đảm nhận tốt các nhiệm vụ đơn giản của con người như báo giá, giới thiệu sản phẩm cũng như đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp khách hàng “chốt đơn” thành công, nhận feedback từ khách hàng,... Điều này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí phải chi trả cho bộ phận nhân viên sale sản phẩm hay chăm sóc khách hàng trong khâu vận hành của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Juniper Research, tính đến năm 2022, Chatbot đã giúp nhiều công ty, tổ chức tiết kiệm được khoảng chi phí lên đến con số khoảng 8 tỷ USD dành cho việc chăm sóc khách hàng.

Xem thêm: Coaching là gì? Làm coach là làm gì? Bí quyết để trở thành chuyên gia

Phản hồi khách hàng nhanh chóng

Con người cần được nghỉ ngơi để hồi phục năng lượng trong suốt quá trình làm việc, tuy nhiên, với Chatbot thì không. Một Chatbot hoạt động hiệu quả có thể thực hiện công việc 24/7 xuyên suốt 365 ngày. Chatbot còn có thể tiếp nhận cũng như xử lý những yêu cầu từ khách hàng một cách nhanh chóng và hoàn toàn tự động. Điều này giúp nâng cao tỷ lệ chốt đơn cũng như gia tăng trải nghiệm hóa cá nhân cho khách hàng. Từ đó, việc cải thiện doanh số thu nhập sẽ trở nên đơn giản hơn.

Chatbot có khả năng phản hồi khách hàng tự động và nhanh chóng

Chatbot có khả năng phản hồi khách hàng tự động và nhanh chóng (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Nhân viên QC và 3 kỹ năng quan trọng không phải ai cũng biết

Các loại chatbot hiện nay

Chat GPT

Chat GPT được biết đến là một công cụ Chatbot chủ yếu ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI được phát triển cũng như nghiên cứu bởi công ty OpenAI nhằm mục đích phản hồi những cuộc đối thoại nguyên mẫu bằng ngôn ngữ tự nhiên, tương tự như cuộc hội thoại giữa hai con người với nhau. Phạm vi trao đổi thông tin của Chat GPT có đặc điểm là không giới hạn.

Xem thêm: Software Engineer là ai? Đặc trưng công việc kỹ sư phần mềm

Chatbot bán hàng

Chatbot bán hàng còn được biết đến là một công cụ hữu ích, hỗ trợ việc bán hàng 24/7. Chatbot bán hàng được cập nhật một cách liên tục để bạn không bỏ lỡ bất cứ một đối tượng khách hàng tiềm năng nào. Ưu điểm nổi bật của ứng dụng này là tính thân thiện, dễ sử dụng. Không giống với các loại Chatbot khác, loại Chatbot này không dùng các phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên mà chỉ có tính năng block tương tác (text/image/gallery,…) để tập trung tương tác với khách hàng.

Chatbot bán hàng còn được biết đến là một công cụ hữu ích, hỗ trợ việc bán hàng 24/7

Chatbot bán hàng còn được biết đến là một công cụ hữu ích, hỗ trợ việc bán hàng 24/7 (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Tester là gì? Mô tả công việc, kỹ năng cần thiết trở thành tester

Chatbot chăm sóc khách hàng

Loại Chatbot chăm sóc khách hàng thường sẽ được lập trình theo kịch bản có sẵn để trả lời những vấn đề đơn giản mà khách hàng hay thắc mắc. Đối với những câu hỏi thông thường, Chatbot sẽ tự động trả lời. Với các câu hỏi có tính chất phức tạp, ứng dụng sẽ tự động chuyển đến nhân viên chăm sóc khách hàng giải quyết. Trong quá trình hoạt động, Chatbot sẽ tự học những câu hỏi để có thể cung cấp câu trả lời phù hợp nhất với thực tế hơn là lấy trong kho dữ liệu có sẵn.

Xem thêm: Account Executive là gì? Yêu cầu công việc đối với Account Executive

Chatbot trò chuyện theo kịch bản

Loại Chatbot này hoạt động theo hình thức dựa trên các dữ liệu có sẵn. Đây chính là loại Chatbot phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Khi khách hàng truy cập và đặt câu hỏi thì ứng dụng sẽ ngay lập tức đưa ra những tùy chọn liên quan. Sau đó, khách hàng sẽ chọn mục tương ứng để đáp ứng các nhu cầu tìm kiếm. Sau đó, Robot sẽ đưa ra câu trả lời tương tự như phần thông tin được lựa chọn.

Tuy nhiên, đôi khi người dùng cần trả lời nhiều câu hỏi cũng như chọn nhiều tùy chọn mới có thể tìm được chính xác những gì mình cần. Vì vậy, yêu cầu của khách hàng sẽ được giải đáp khá chậm. Đối với những vấn đề không được lập trình sẵn thì có khả năng cao, khách hàng nhận được thông tin tư vấn thiếu chính xác.

Chatbot trò chuyện theo kịch bản được lập trình sẵn

Chatbot trò chuyện theo kịch bản được lập trình sẵn (Nguồn: Internet)

Chatbot trò chuyện theo từ khóa

Bằng cách sử dụng công nghệ Machine Learning, Chatbot trò chuyện theo từ khóa có thể xử lý các truy vấn từ người dùng. Những con Robot này được huấn luyện để hiểu rõ những cụm từ liên quan đến câu hỏi. Nhờ đó, ứng dụng sẽ trả về kết quả phù hợp. Cho khách hàng Ưu điểm của hình thức này là không đưa ra những tùy chọn khuôn mẫu nên việc giải quyết nhu cầu của khách hàng diễn ra nhanh chóng hơn.

Xem thêm: VJ là gì? VJ là nghề gì? Tố chất cần có để thành công với nghề

Chatbot trò chuyện theo ngữ cảnh

Đây là loại Chatbot được lập trình và hoạt động nhờ sự kết hợp giữa ngôn ngữ Natural Language Processing – xử lý ngôn ngữ tự nhiên, AI – trí tuệ nhân tạo và công nghệ Machine Learning – học máy. Ứng dụng hoạt động dựa trên việc ghi nhớ các thuật toán, sở thích, bối cảnh của khách hàng được lấy dữ liệu từ các cuộc trò chuyện ở trước đó. Điều này cho phép Chatbot có thể đưa ra phản hồi phù hợp nhất với những truy vấn từ khách hàng.

Chatbot trò chuyện theo ngữ cảnh giúp phản hồi phù hợp các truy vấn của khách hàng

Chatbot trò chuyện theo ngữ cảnh giúp phản hồi phù hợp các truy vấn của khách hàng (Nguồn: Internet)

Ai nên sử dụng chatbot?

Đa số những lĩnh vực kinh doanh trực tuyến đều sử dụng Chatbot để hỗ trợ công việc bán hàng. Tuy nhiên, tiêu biểu nhất trong giới kinh doanh phải kể đến các nhóm ngành như sau:

  • Kinh doanh thời trang: giày dép, quần áo, phụ kiện,…
  • Kinh doanh dịch vụ ẩm thực, ăn uống: quán ăn, nhà hàng, quán café,…
  • Kinh doanh lĩnh vực làm đẹp: mỹ phẩm, thẩm mỹ viện,…
  • Các dịch vụ hỗ trợ: đặt vé/đặt phòng online, vận chuyển,…
  • Lĩnh vực giáo dục – đào tạo: trung tâm dạy kỹ năng mềm, trung tâm ngoại ngữ,…

Kinh doanh trực tuyến sử dụng Chatbot với tần suất phổ biến

Kinh doanh trực tuyến sử dụng Chatbot với tần suất phổ biến (Nguồn: Internet)

Trên đây là các thông tin xoay quanh về Chatbot - ứng dụng mang đến nhiều công dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được cách thức hoạt động của ứng dụng để áp dụng vào công việc của bản thân một cách hữu hiệu hơn. Ngoài ra, nếu có nhu cầu muốn tìm kiếm những mẫu CV đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, truy cập ngay CVHay để tham khảo cách thiết kế CV sao cho độc đáo, nâng cao cơ hội trúng tuyển công việc mong muốn. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như tìm kiếm các tin tuyển dụng chất lượng khác.

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Lương : 40 Tr - 60 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Gia Hòa
Công ty TNHH Gia Hòa

Lương : Cạnh Tranh

Bình Thuận

Trường tiểu học Ban Mai
Trường tiểu học Ban Mai

Lương : 10 Tr - 14 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Gia Hòa
Công ty TNHH Gia Hòa

Lương : Cạnh Tranh

Bình Thuận

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback