Cộng tác viên kinh doanh là làm gì? Những kỹ năng cần có

Lượt xem: 10,714

Thời gian gần đây, việc làm cộng tác viên kinh doanh đang được rất nhiều ứng viên quan tâm, đặc biệt là các bạn sinh viên và nhân viên văn phòng có nhiều thời gian rảnh muốn kiếm thêm thu nhập. Vậy công việc của cộng tác viên kinh doanh là gì? Vị trí này cần có những kỹ năng gì để có thể hoàn thành tốt công việc? Để hiểu rõ hơn về công việc này, mời bạn cùng đồng hành với CareerViet trong chuyên mục bài viết hôm nay nhé!


Thông tin về việc làm cộng tác viên kinh doanh

1. Vị trí cộng tác viên kinh doanh là gì?

Cộng tác viên kinh doanh hay Sales Collaborator là một công việc tự do, không nằm trong diện nhân viên chính thức của công ty. Đây được xem là nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập bởi không bị gò bó về thời gian làm việc, thu nhập sẽ tùy vào hoa hồng đối với sản phẩm hay dịch vụ mà họ bán được.

Người làm cộng tác viên sẽ tiến hành đăng tải sản phẩm kinh doanh lên các mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tư vấn, thuyết phục họ mua sản phẩm.


Khái niệm công tác viên kinh doanh

2. Mô tả công việc cộng tác viên kinh doanh

Với trách nhiệm là góp phần gia tăng doanh số của công ty, đây cũng được xem là một phần công việc của nhân viên kinh doanh chính thức. Tuy nhiên, đối với vai trò cộng tác viên thì sẽ tập trung hơn vào việc tìm kiếm khách hàng và bán được sản phẩm. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh mà sẽ có quá trình hoạt động phù hợp nhưng tựu chung sẽ bao gồm 5 công việc sau:

- Đăng tải bài viết giới thiệu sản phẩm lên các kênh có nhiều khách hàng quan tâm, kênh được nhiều cộng tác viên sử dụng như Facebook, Website, Instagram, Forum,... Doanh nghiệp sẽ hướng chi tiết về sản phẩm, cách viết bài thu hút cho công tác viên.
- Sau khi đã tiếp cận được một lượng người dùng quan tâm đến lĩnh vực đang kinh doanh, cộng tác viên cần tiến hành sàng lọc để có được tệp khách hàng tiềm năng.
- Khi có được tệp khách hàng phù hợp thì cộng tác viên tiến hành tư vấn về sản phẩm. Đây là khâu quyết định thu nhập của cộng tác viên nên cần phải thực hiện một cách tỉ mỉ và đúng với điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra.
- Chuyển đơn đặt hàng đến bộ phận liên quan của công ty. Mỗi công ty sẽ có từng bước vận hành riêng nên cộng tác viên cần trao đổi kỹ khi nhận việc để tránh xảy ra sai sót.
- Cuối cùng là nhận thanh toán từ khách hàng và bàn giao số tiền đã nhận được với công ty. Nếu cộng tác viên làm việc theo hình thức ứng tiền để lấy sản phẩm thì không cần phải thực hiện bước này.


Những công việc mà cộng tác viên thường làm

3. Những lợi ích khi làm việc ở vị trí cộng tác viên kinh doanh

3.1 Cải thiện vấn đề tài chính

Cộng tác viên kinh doanh không phải là nhân viên chính thức của doanh nghiệp nên sẽ không có mức thu nhập cố định. Thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào doanh thu của cộng tác viên trong tháng đó. Đối với sinh viên và nhân viên văn phòng thì công việc này sẽ giúp cải thiện vấn đề tài chính.


Cộng tác viên kinh doanh có thể kiếm thêm thu nhập

3.2 Gia tăng cơ hội tuyển dụng vào công ty lớn

Sau một khoảng thời gian làm việc nếu hoàn thành công việc tốt, rất có thể cộng tác viên sẽ được nhận làm nhân viên chính thức của công ty đó. Ngoài ra, khi làm cộng tác viên kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực tương ứng, đôi khi chính những mối quan hệ đó sẽ giúp bạn tìm được một công việc tốt sau này.

Đối với các bạn sinh viên thì một số công ty còn hỗ trợ xác nhận dấu thực tập hay giới thiệu bạn vào các doanh nghiệp sau khi ra trường.

3.3 Tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng

Dù đóng vai trò là cộng tác viên kinh doanh, thế nhưng về cơ bản bạn đang thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ của một nhân viên kinh doanh. Do đó, dù ít hay nhiều thì bạn cũng có thể tích lũy được một ít kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng phục vụ cho công việc sau này.


Tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm cộng tác viên

4. Những kỹ năng cần thiết để làm tốt vị trí cộng tác viên kinh doanh

4.1 Kỹ năng tin học văn phòng

Đây là một kỹ năng cơ bản trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Cộng tác viên kinh doanh cũng cần phải trang bị một kỹ năng tin học cơ bản. Đặc biệt là Word và Excel bởi công tác viên thường xuyên làm các thủ tục hành chính giữa khách hàng và công ty.

4.2 Kỹ năng ngoại ngữ

Cộng tác viên sẽ tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, cả trong lẫn ngoài nước nên cần một kỹ năng ngoại ngữ trên trung bình. Đa số mọi người sẽ sử dụng Tiếng Anh, nếu muốn tiến xa hơn thì cộng tác viên kinh doanh cần trang bị thêm ngoại ngữ khác.


Các kỹ năng cần thiết của cộng tác viên kinh doanh

4.3 Kỹ năng làm việc độc lập

Các cộng tác viên thay vì làm việc nhóm thì họ sẽ hoàn thành công việc một cách độc lập. Vì thế, công việc này sẽ trở nên khó khăn đối với những ai có kỹ năng làm việc độc lập còn yếu.

Cộng tác viên cần triển khai các phương án và lựa chọn công cụ tiếp thị phù hợp. Sales Collaborator tiếp nhận nhiệm vụ thông qua hệ thống nên cần một khả năng đưa ra phán đoán tốt.

4.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Vị trí cộng tác viên kinh doanh với khối lượng công việc không ổn định và tiếp xúc nhiều với khách hàng. Nên cần có kỹ năng giải quyết tình huống nhanh, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, kỹ năng này không tự nhiên có mà nó được sinh trong quá trình học tập, làm việc.

5. Yêu cầu tuyển dụng vị trí cộng tác viên kinh doanh

Việc làm cộng tác viên kinh doanh phù hợp với sinh viên và người có nhiều thời gian rảnh muốn tăng thu nhập. Vì vậy, vị trí này không yêu cầu bằng cấp quá cao. Thông thường công ty tuyển cộng tác viên kinh doanh sẽ chọn những bạn đã có kinh nghiệm bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng.

Để trở thành cộng tác viên kinh doanh, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Có bằng THPT.
- Có thể làm việc độc lập.
- Khả năng tư vấn bán hàng.
- Khả năng xử lý vấn đề tốt.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Có kỹ năng tiếp cận và chăm sóc khách hàng.


Yêu cầu của nhà tuyển dụng với cộng tác viên kinh doanh

6. Quyền lợi và mức lương của vị trí cộng tác viên kinh doanh

Theo thống kê của từ vietnamsalary.CareerViet.vn, mức lương của cộng tác viên kinh doanh sẽ dao động từ 6.9 - 11 triệu đồng/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm thì mức thu nhập hàng tháng có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng. Với công việc cộng tác viên này thì bạn nhận về số tiền cụ thể là bao nhiêu là tùy vào năng lực. Bán càng được nhiều hàng, doanh số càng cao thì thu nhập sẽ cao.

Cộng tác viên là một nghề thời vụ nên sẽ không được hưởng đãi ngộ về bảo hiểm như nhân viên chính thức. Thay vào đó sẽ có sự tự do về thời gian làm việc, còn các chính sách khác thì tùy vào công ty mà bạn cộng tác.

Mức lương của vị trí cộng tác viên kinh doanh
Mức lương của vị trí cộng tác viên kinh doanh

Bạn muốn thử sức với vai trò cộng tác viên kinh doanh nhưng chưa biết tìm việc ở đâu thì có thể tham khảo CareerViet.vn. Đây là nơi cung cấp việc làm uy tín và rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ đã đăng tin tuyển dụng tại đây. Bên cạnh đó, CareerViet.vn còn cung cấp cẩm nang giúp tạo một CV ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

>>> Tham khảo việc làm cộng tác viên kinh doanh tại đây.

Vị trí cộng tác viên kinh doanh không yêu cầu cao về bằng cấp, chỉ cần bạn có kỹ năng làm việc là đã có thể ứng tuyển. Nếu bạn yêu thích công việc này thì hãy nhanh chóng tạo CV và gửi đến công ty phù hợp nhé! Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm một số công việc liên quan:

Thực Tập Sinh Kinh Doanh

Nhân Viên Kinh Doanh Online

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Nhân viên hành chính nhân sự là gì? Thu nhập có cao không?
Khám phá công việc nhân viên hành chính nhân sự là gì, vai trò, kỹ năng cần thiết, và mức lương hấp dẫn. Tìm hiểu ngay để chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, nhiệm vụ, quy trình CSKH
Cùng CareerViet tìm hiểu chăm sóc khách hàng là gì, vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết. Hướng dẫn xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Xem ngay!
Business Analyst là gì? BA cần học gì và cơ hội việc làm
Business Analyst là gì, vai trò, công việc, và kỹ năng cần thiết. Cùng CareerViet tìm hiểu Business học ngành gì? Cơ hội việc làm và mức lương của BA.
Kỹ sư xây dựng là gì và các công việc của kỹ sư xây dựng
Tìm hiểu kỹ sư xây dựng là gì, công việc cụ thể, mức lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp và cách để trở thành kỹ sư xây dựng thành công.
Ngành an ninh mạng là gì? Cơ hội việc làm và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành an ninh mạng là gì, học gì, làm gì, và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu và an toàn thông tin số. Click xem ngay!
Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Tìm hiểu y học dự phòng là gì, cơ hội nghề nghiệp, và lý do ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đọc ngay để hiểu thêm!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback