Production Manager là gì? Cẩm nang để thành Production Manager giỏi

Lượt xem: 26,639

Product Manager là một trong những vị trí “hot” trên thị trường việc làm hiện nay bởi vô số cơ hội việc làm tiềm năng và mức thu nhập hấp dẫn, đặc biệt là đối với các bạn trẻ đang theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Vậy Product Manager là gì? Yêu cầu tuyển dụng Product Manager ra sao? Những kỹ năng cần thiết cho vị trí này là gì? Bài viết dưới đây của CareerViet sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

1. Product Manager là gì?

Khi nghĩ đến Product Manager, nhiều người thường nghĩ đến ngành công nghệ thông tin. Nhưng trong thực tế, quản lý sản xuất cũng xuất hiện trong tất cả các ngành khác, miễn là tạo ra sản phẩm.

Vì vậy rất khó để định nghĩa nhà quản lý sản xuất chính xác và toàn diện nhất do mỗi công ty có những nhiệm vụ cũng như yêu cầu khác nhau. Nói chung, họ là cầu nối giữa kinh doanh, công nghệ và UX/UI.

- Kinh doanh: Tập trung vào việc tối ưu hóa giá trị thương mại của sản phẩm.
- Công nghệ: Tích hợp công nghệ để gia tăng giá trị cho sản phẩm. Trong ngành công nghệ thông tin nói riêng, đòi hỏi các nhà quản lý sự hiểu biết cơ bản về các nền tảng công nghệ cần thiết để dự trù thời gian và lên chiến lược sản xuất.
- UX/UI: Cần biết cách cân bằng các yếu tố về tính thẩm mỹ và tính năng của sản phẩm, ứng dụng để đưa ra các quyết định quan trọng từ đó xây dựng chiến lược hợp lý trên thị trường.


Production Manager là ai?

2. Phân biệt cơ bản Product Manager và Project Manager

Nếu không hiểu chính xác Product Manager, chúng ta thường lầm tưởng rằng vị trí này và Project Manager là như nhau. Mặc dù định nghĩa của hai công việc này hoàn toàn khác nhau nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau.

Về ý nghĩa

Product chính là một sản phẩm cụ thể cho một nhóm người dùng. Những người dùng này sẽ nhận được giá trị từ việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Project chính là một dự án, một kế hoạch. Project Manager là người lên kế hoạch cho dự án, người thực hiện dự án mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Các dự án thường có ngày bắt đầu và ngày kết thúc rõ ràng. Sau khi dự án cũ hoàn thành, doanh nghiệp sẽ chuyển sang dự án mới.

Về vai trò

Giám đốc sản xuất là người đảm bảo phát triển sản phẩm, quản lý, giám sát và đánh giá các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và truyền thông dưới chức danh là giám đốc sản xuất.

Project Manager sẽ quản lý dự án, thực hiện chiến lược do Product Manager phát triển để thực thi dự án đảm bảo sao cho đúng thời hạn đã định trước.

Về trách nhiệm

Là giám đốc sản xuất, chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và bán hàng. Ở mặt khác, Project Manager có trách nhiệm thực hiện các dự án ngắn hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp.

3. Mô tả công việc của Product Manager

3.1 Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường

Thực hiện nghiên cứu để có được cái nhìn sâu sắc về thị trường chung, người dùng và  đối thủ cạnh tranh của công ty. Tìm hiểu sản phẩm và thị trường là điều quan trọng đầu tiên, bạn cần hiểu rõ từng chi tiết sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu sản phẩm là chưa đủ mà còn phải hiểu thị trường tiềm năng để nhận định chính xác về khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng. Chưa kể đến việc bạn cũng phải thực hiện thuyết trình với nội bộ công ty, nhà đầu tư và các bên liên quan trước khi bắt đầu thực thi.

3.2 Thực hiện quản lý, giám sát quá trình sản xuất

Giám đốc sản xuất là người trực tiếp giám sát, hướng dẫn các nhân viên, chuyên gia và chuyên viên cao cấp thực hiện các sản phẩm. Những sản phẩm này có thể là những sản phẩm hiện có hoặc sắp ra mắt. Giám đốc sản xuất cần theo sát quy trình hoạt động từ đầu đến cuối để đảm bảo công việc diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất.


Giám sát quá trình sản xuất

3.3 Hoạch định chiến lược

Một giám đốc sản xuất phải có khả năng đưa ra chiến lược từ ngắn hạn đến dài hạn. Khi chiến lược đưa ra có tính cụ thể và phù hợp thì có thể mang lại kết quả kinh doanh rất tốt cho công ty.

Ngược lại, khi một kế hoạch không thành công sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng của kế hoạch  phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Chẳng hạn, nếu kế hoạch không thành công thì nguồn lực của công ty bị lãng phí: con người, chi phí đầu tư, máy móc thiết bị đều bị lãng phí. Do đó, người quản lý sản xuất giỏi phải lập kế hoạch chiến lược tốt.

3.4 Lập kế hoạch phát triển sản phẩm

Với thông tin thu thập được, kết hợp với dữ liệu thị trường có sẵn, người quản lý sản xuất phải vận dụng nó để phát triển kế hoạch chiến lược cho sản phẩm. Kế hoạch này bao gồm các mục tiêu, biểu đồ sản phẩm và một lịch trình chi tiết. Mục đích là nhằm tạo ra các sản phẩm mới để đáp ứng thị hiếu và yêu cầu của người dùng.

Quản lý sản xuất có thể sử dụng hoặc thiết lập các chiến lược để phát triển và cải tiến các sản phẩm cũ nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng một cách hiệu quả hơn. Thiết kế chiến lược là nhiệm vụ rất quan trọng của người quản lý sản xuất để đưa doanh nghiệp phát triển.


Để tránh sai sót, nhà quản lý cần lập kế hoạch phát triển sản phẩm

3.5 Quản lý đội ngũ sản xuất

Với cương vị là nhà quản lý cấp cao, Product Manager cần quản lý nhân viên của  mình. Cụ thể, bạn cần quản lý, chỉ đạo một số lượng lớn nhân viên cấp dưới từ bộ phận sản xuất, marketing, R&D, bộ phận phát triển và nhiều bộ phận khác.

Nhà quản lý cần chỉ đạo, quản lý làm sao cho các bộ phận này hoạt động hiệu quả nhất. Từ đó giúp cho quá trình sản xuất sản phẩm được thành công.

4. Làm Product Manager nên bắt đầu từ đâu?

Trước tiên bạn cần có trong tay một tấm bằng Cử nhân để đảm bảo bạn có đủ kiến thức phù hợp với công việc Product Manager. Đây cũng là yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng yêu cầu ở mỗi ứng viên ứng tuyển cho vị trí Product Manager.

Bước tiếp theo bạn cần làm trên con đường trở thành Product Manager đó là nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân. Một vài gợi ý sau mà CareerViet gửi đến bạn hy vọng sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình hơn:

  • Trò chuyện cùng các chuyên gia Product Manager tại lĩnh vực bạn đang hướng tới và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ họ
  • Đọc thêm nhiều sách chuyên ngành, xem các kênh Youtube cung cấp kiến thức về Product Manager nhằm tự bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên môn
  • Tham gia các khóa học Quản lý sản phẩm và tích lũy các chứng chỉ hoàn thành khóa học.
  • Chủ động tham gia trải nghiệm với các dự án bên ngoài hoặc hỗ trợ các dự án khác trong công ty để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cho bản thân.

Xem thêm: Tìm các kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp ở đâu?

5. Tiêu chí tuyển dụng Product Manager là gì?

Để đảm nhận vị trí giám đốc sản xuất, trước tiên ứng viên cần tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, Marketing, công nghệ thông tin,.... Ngoài ra cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong các khâu liên quan đến sản xuất.

Bên cạnh đó là một số kiến thức chuyên môn liên quan đến sản phẩm, khả năng phân tích, tổng hợp và xây dựng chiến lược. Ngoài ra, bạn cần có khả năng chịu  áp lực cao trong công việc, tính cách nhanh nhẹn, sáng tạo, cởi mở, khả năng làm việc cá nhân và đội nhóm xuất sắc.

6. Làm thế nào để trở thành một Product Manager giỏi?

6.1 Tư duy, mindset về sản xuất

Chúng ta thường hỏi, "Mindset về sản xuất sản phẩm là gì? Hiểu rõ về sản phẩm mình cần làm là gì? Khởi đầu từ đâu? Nó giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?” Đây đều những thứ để hình thành mindset về sản phẩm.

Ngoài ra, giám đốc sản xuất cần biết phân tích SWOT của sản phẩm, hiểu được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể đưa ra chiến lược, biến ý tưởng trên bàn giấy thành sản phẩm thực tế và chinh phục được khách hàng.

6.2 Khả năng phân tích

Là một giám đốc sản xuất, bạn cần làm việc với nhiều người và phải thuyết phục họ về tiềm năng của sản phẩm. Việc cung cấp dữ liệu và số liệu chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ quan điểm của bạn về dự án.

Do đó, khả năng phân tích là rất quan trọng, chúng bao gồm: xác định dữ liệu chính, trích xuất, phân tích, xây dựng giả thuyết, trình bày và trực quan hóa để các bên liên quan có thể dễ dàng nắm được thông tin.

Ngoài ra, có rất nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra một sản phẩm. Có những phương pháp hiệu quả và tiết kiệm hơn những phương pháp khác. Người quản lý sản xuất cần phân tích và xem xét tất cả các phương pháp để tìm ra phương pháp sản xuất tối ưu.


Khả năng phân tích tốt là kỹ năng thường thấy ở một nhà quản lý giỏi

6.3 Kỹ năng dẫn dắt đội nhóm

Nghiên cứu cho thấy 85% tỷ lệ thăng tiến trong khả năng thăng tiến một người là phụ thuộc vào EQ (trí tuệ cảm xúc) chứ không phải IQ. Chức vụ càng cao, khả năng giao tiếp càng quan trọng, chuyên môn chỉ là nền tảng.

Người quản lý giỏi không phải là người giỏi chuyên môn nhất mà là người dẫn dắt đội nhóm tốt nhất. Nhiệm vụ của người quản lý là tìm ra những cá nhân ưu tú và tập hợp họ lại, tạo thành một đội nhóm giỏi có thể hoàn thành công việc.


Người quản lý giỏi là người có khả năng dẫn dắt tốt

6.4 Tinh thần không ngại thay đổi

Khi bạn là nhà quản lý, việc phản ứng nhanh với sự biến đổi thị trường là điều bắt buộc. Ở thời đại 4.0 hiện nay, sự thay đổi xảy ra hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút.

Nếu bạn không thay đổi, cập nhật nhanh chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ trở nên "lỗi thời". Vì vậy, đòi hỏi người quản lý sản xuất phải không ngừng học hỏi để thích nghi với sự biến đổi liên tục của xã hội.

Các tài nguyên tham khảo dành cho Product Manager

Dưới đây là một vài trong số những cuốn sách bạn nên đọc để trở thành một Product Manager giỏi:

  • Product Leadership by Martin Eriksson, Richard Banfield and Nate Walkingshaw
  • The Art of Product Management by Rich Mironov
  • The Lean Product Playbook by Dan Olsen
  • Free by Chris Anderson
  • Crossing the Chasm by Geoffrey A. Moore
  • Presentation Zen by Garr Reynolds
  • Read This Before Our Next Meeting – Product Management Books by Seth-Godin
  • Inspired: How to create Product Customer Love by Marty Cagan
  • Do the Work! by Steven Pressfield
  • Manifesto for Agile Software Development
  • Blue Ocean Strategy (W. Chan Kim and Renée Mauborgne)

7. Những vị trí liên quan đến Product Manager

7.1 Trưởng nhóm sản xuất

Nhiệm vụ của một trưởng nhóm sản xuất như sau: lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo quá trình làm việc được tiến hành theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, trưởng nhóm phải hướng dẫn nhân viên và giúp đỡ họ trong quá trình phát triển sản phẩm. Trên vị trí trưởng nhóm còn có giám đốc điều hành và các giám đốc nên người trưởng nhóm cần phải báo cáo tiến độ công việc thường xuyên.

7.2 Quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất có trách nhiệm phát triển và nâng cao hiệu quả công việc của bộ phận sản xuất trong công ty. Họ cần đánh giá hiệu quả công việc, đưa ra đánh giá về đội ngũ nhân lực, quy trình, chất lượng công việc và sản phẩm.


Các vị trí liên quan đến Production Manager

7.3 Giám đốc sản xuất

Giám đốc sản xuất là một vị trí mà Production Manager nào cũng mơ ước. Tuy nhiên, ngoài kỹ năng chuyên môn xuất sắc, giám đốc sản xuất phải có khả năng chịu được áp lực rất lớn, đồng thờ cần có kỹ năng lãnh đạo và tầm nhìn xa. Có những quản lý sản xuất cần 7 năm để lên được vị trí này, nhưng với những cá nhân xuất sắc thì thời gian thăng tiến sẽ rút ngắn hơn.

Để xem danh sách việc làm Production Manager đầy đủ và chi tiết, bạn nên truy cập ngay CareerViet.vn để không bỏ lỡ cơ hội việc làm tốt nhất nhé!

8. Thu nhập của Product Manager

Production Manager là vị trí công việc có nhiều tiềm năng trên thị trường việc làm hiện nay. Do đặc thù của nghề liên quan đến công nghệ nên mức lương Product Manager là rất cao.

Theo dữ liệu tổng hợp từ 116 mẫu việc làm được đăng tuyển tại CareerViet , mức lương trung bình của nhà quản lý sản xuất khoảng 36 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất có thể chạm ngưỡng 115 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương cơ bản thì vị trí này còn được hưởng tiền thưởng thành công dữ án cũng như thưởng KPI công việc,...

9. Những câu hỏi thường gặp về Product Manager

Các kỹ năng không thể thiếu của một Product Manager xuất sắc là gì?

Dưới đây là 7 kỹ năng không thể thiếu để làm một Product Manager xuất sắc: Kỹ năng kỹ thuật, Kỹ năng lãnh đạo và quản lý, Kiến thức kinh doanh, Nghiên cứu, Khả năng phân tích, Kỹ năng giao tiếp, Khả năng sắp xếp mức độ ưu tiên.

Product Owner và Product Manager có khác nhau không?

Hai vị trí Product Owner và Product Manager có sự khác biệt nhau về mảng công việc và tính chất công việc. Product Manager đảm nhận các công việc chủ yếu là hoạch định, xác định tầm nhìn cho sản phẩm, tìm ra đúng sản phẩm phù hợp cần xây dựng và phát triển. Trong khi đó, Product Owner chủ yếu làm về những công việc có tính chiến lược cụ thể và tập trung vào việc phát triển sản phẩm, tạo ra sản phẩm đúng với quy trình đã đề ra.


Lương Product Manager rất cao

Qua những chia sẻ của CareerViet chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về việc làm Product Manager là gì và yêu cầu tuyển dụng Production Manager như thế nào. Hiện tại CareerViet đã cập nhật rất nhiều các vị trí việc làm “hot” tại các công ty uy tín nhất thị trường. Để tìm được cho mình một công việc hấp dẫn trong ngành sản xuất, bạn hãy vào ngay CareerViet.vn nhé!

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Bạc Liêu | Tiền Giang | Bến Tre

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Long An

Newtecons
Newtecons

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Bangkok

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Bình Dương

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Hà Nội

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC
VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Bình Dương

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 60 Tr - 90 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH SYBSY Ltd.
Công Ty TNHH SYBSY Ltd.

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Bình Dương

Fubon Insurance
Fubon Insurance

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị TAT
Công Ty Cổ Phần Thiết Bị TAT

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam - TRUNGNAM GROUP
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam - TRUNGNAM GROUP

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Ninh Thuận | Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Nhân viên hành chính nhân sự là gì? Thu nhập có cao không?
Khám phá công việc nhân viên hành chính nhân sự là gì, vai trò, kỹ năng cần thiết, và mức lương hấp dẫn. Tìm hiểu ngay để chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, nhiệm vụ, quy trình CSKH
Cùng CareerViet tìm hiểu chăm sóc khách hàng là gì, vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết. Hướng dẫn xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Xem ngay!
Business Analyst là gì? BA cần học gì và cơ hội việc làm
Business Analyst là gì, vai trò, công việc, và kỹ năng cần thiết. Cùng CareerViet tìm hiểu Business học ngành gì? Cơ hội việc làm và mức lương của BA.
Kỹ sư xây dựng là gì và các công việc của kỹ sư xây dựng
Tìm hiểu kỹ sư xây dựng là gì, công việc cụ thể, mức lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp và cách để trở thành kỹ sư xây dựng thành công.
Ngành an ninh mạng là gì? Cơ hội việc làm và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành an ninh mạng là gì, học gì, làm gì, và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu và an toàn thông tin số. Click xem ngay!
Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Tìm hiểu y học dự phòng là gì, cơ hội nghề nghiệp, và lý do ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đọc ngay để hiểu thêm!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback