Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết

Viewed: 38,912

Kế toán viên là nghề gì? Mặc dù rất quen thuộc với tên gọi và hầu hết chúng ta đều nghĩ về những con số khi nhắc đến vị trí này. Tuy nhiên, công việc cụ thể của một nhân viên kế toán không chỉ đơn giản như vậy. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc làm của nhân viên kế toán

1. Kế toán viên là ai?

Kế toán viên (Accountant) là người chịu trách nhiệm thu thập, kiểm tra, phân tích và xử lý các nội dung tài chính, kinh tế, thuế,... trong công ty/doanh nghiệp. Đây là vị trí quan trọng và không thể thiếu đối với sự vận hành của một công ty/doanh nghiệp. Thông qua công việc mà kế toán viên đảm nhận, người đứng đầu có thể nhìn ra được tình hình phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tối ưu hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết
Kế toán viên là gì?

Hay nói cách khác, nhân viên kế toán chính là người giữ vai trò kết nối giữa chủ doanh nghiệp với các công việc mua, bán, kinh doanh, huy động nguồn vốn, giải ngân vốn,... giữa các nhân sự trong tổ chức.

2. Phân loại nhân viên kế toán

Vị trí kế toán viên được phân chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau dựa trên đặc trưng của công việc. Dưới đây là một số lĩnh vực cơ bản mà nhân viên kế toán có thể lựa chọn.

Dựa theo phần hành

- Kế toán thanh toán.
- Kế toán ngân hàng.
- Kế toán công nợ.
- Việc làm kế toán khoviệc làm kế toán xây dựng
- Tuyển dụng kế toán thuế
- Kế toán tài sản cố định.
- Kế toán doanh thu, việc làm kế toán dự án
- Tuyển dụng kế toán nội bộ
- Tuyển dụng kế toán tổng hợp
- …

Dựa trên cách thức ghi chép

- Kế toán đơn.
- Kế toán kép.

Dựa theo tính năng bổ sung thông tin

- Kế toán tài chính.
- Việc làm kế toán quản trị.

Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết
Các lĩnh vực cơ bản của nghề kế toán

3. Công việc của kế toán viên là gì?

Tùy theo loại hình doanh nghiệp, đặc trưng của từng doanh nghiệp cũng như cấp bậc thực hiện công việc mà nhiệm vụ kế toán viên đảm nhận là không giống nhau. Tuy nhiên, các đầu việc chung của nhân viên kế toán về cơ bản là như nhau. Cụ thể công việc như sau:

Thu thập thông tin các công việc kinh tế

Mỗi phòng ban trong một tổ chức sẽ thực hiện các hoạt động kinh tế, tài chính khác nhau theo quy định của từng doanh nghiệp. Theo đó, công việc mà từng bộ phận thực hiện sẽ được ghi chép trong các giấy tờ, gọi chung là chứng từ như phiếu thu, chi; phiếu nhập kho, xuất kho; hóa đơn bán hàng,... Tất cả các chứng từ này sẽ được chuyển cho nhân viên kế toán xử lý, hạch toán.

Ghi sổ kế toán

Tất cả công việc tài chính chủ đạo của công ty đều được kế toán viên tổng hợp và ghi chép cụ thể, chi tiết trong sổ kế toán. Mỗi công ty/doanh nghiệp thường sở hữu nhiều sổ kế toán khác nhau, mỗi loại sổ cũng được sử dụng với mục tiêu ghi chép riêng biệt. Dựa vào các ghi nhận công việc mỗi ngày, nhân viên kế toán sẽ tổng hợp lại sổ sách và tiến hành phân loại để ghi vào sổ kế toán một cách chính xác, hợp lý.

Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết
Mô tả công việc của nhân viên kế toán

Xử lý dữ liệu kế toán, lập báo cáo về các hoạt động tài chính

Hàng tháng, kế toán viên sẽ là người cung cấp các báo cáo tài chính thiết yếu cho lãnh đạo công ty để có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh, sản xuất. Theo đó, kế toán viên phải tổng hợp các số liệu đã ghi nhận được từ sổ kế toán, sau đó lập báo cáo chi tiết và gửi đến cấp trên. Đồng thời, nhân viên kế toán cũng là người phân tích tình hình tài chính, ngân sách, doanh thu của tổ chức, trình bày tham mưu cho ban lãnh đạo. 

4. Có nên theo ngành kế toán và trở thành một kế toán viên?

Khi trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn sẽ có được những lợi thế nhất định.

Lộ trình nghề nghiệp rõ ràng

Với những vị trí công việc có độ phủ rộng như quản trị kinh doanh, nhân viên kỹ thuật,... thì có thể bạn sẽ gặp một chút khó khăn trong việc định hướng sự nghiệp. Tuy nhiên, với ngành kế toán, chắc chắn bạn sẽ không gặp tình trạng này. Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, bạn có thể lựa chọn trở thành kế toán viên cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Sau vài năm kinh nghiệm, cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn cũng là điều khá dễ dàng. 

Ngành nghề linh động

Có thể nói, kế toán là công việc có sự linh động cao. Đơn giản là vì vị trí này luôn cần thiết đối với các doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước. Đây chính là một lợi thế mà ít ngành nghề nào có được.

Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết
Những lợi thế khi trở thành kế toán viên

Công việc phát triển ổn định

Thực tế, kế toán viên không phải là một công việc quá hào nhoáng, tuy nhiên đây là vị trí luôn cần thiết ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi nào công ty/doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển thì còn cần đến bộ phận kế toán. Thậm chí, vị trí này còn có khả năng bị sa thải rất thấp trong các đợt cắt giảm nhân sự của công ty. 

Có khả năng tự khởi nghiệp

Kế toán viên là người có kiến thức chuyên môn trong việc quản lý dòng tiền. Do đó, sau khi làm công có nhiều kinh nghiệm thì bạn cũng có nhiều lợi thế hơn nếu muốn khởi nghiệp trong tương lai. Tất nhiên, không phải bất kỳ ai học kế toán cũng phù hợp với việc làm chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn tự kinh doanh thì việc nắm vững kiến thức về kế toán sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân. 

5. Yêu cầu cần có của một kế toán viên

Khi tuyển nhân viên kế toán, các đơn vị tuyển dụng đòi hỏi ở ứng viên những yêu cầu cơ bản như sau. 

Có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn

Đối với vị trí nhân viên kế toán, năng lực chuyên môn cao luôn là sự ưu tiên hàng đầu của các đơn vị tuyển dụng. Theo quy định chung của Luật Kế toán Việt Nam, một cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề được cấp bởi Nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền. 

Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn cần có nghiệp vụ cùng với trình độ chuyên môn. Ngoài ra, kinh nghiệm hành nghề ít nhất từ 1 – 2 năm cũng là yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm. 

Hội tụ các kỹ năng cần thiết của nhân viên kế toán

Một kế toán viên cần đáp ứng ít nhất các kỹ năng cơ bản như sau:

- Kỹ năng tin học văn phòng: Đây là kỹ năng tiên quyết mà nhân viên kế toán bắt buộc phải thành thạo. Bao gồm các chương trình tin học văn phòng cơ bản như Excel, Word và PowerPoint và các phần mềm vi tính cần thiết.

- Kỹ năng phân tích và tổng hợp: Công việc chủ yếu của nhân viên kế toán là thu thập chứng từ, hóa đơn, ghi sổ, thu chi, báo cáo,... Những công việc này đều đòi hỏi khả năng quan sát, phân tích, nhận định và đánh giá các nghiệp vụ phát sinh. Từ đó tổng hợp và đưa ra các hạch toán chuẩn xác nhất. 

- Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh: Đây là một kỹ năng phụ trợ, giúp kế toán viên có thể chủ động hơn khi đọc những tài liệu kế toán hay báo cáo tài chính bằng tiếng Anh. Ngoài ra, việc thông thạo tiếng Anh cũng giúp ích cho bạn rất nhiều khi làm việc với đối tác nước ngoài.

Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết
Nhân viên kế toán cần phải đảm bảo về trình độ chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản 

Phẩm chất đạo đức của nghề kế toán viên

Ngoài những vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thì đạo đức nghề nghiệp là điều không thể thiếu đối với bất kể vị trí công việc nào. Đối với kế toán viên, sự cẩn thận là phẩm chất quan trọng nhất. Bởi công việc của nhân viên kế toán liên quan đến số liệu, giấy tờ, sổ sách,... nên đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng để tránh sự nhầm lẫn, nâng cao hiệu suất công việc. 

Bên cạnh đó, nhân viên kế toán cũng là người nắm bắt các vấn đề tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, trung thực cũng là phẩm chất cần thiết của nhân viên kế toán.

Có thể chịu được áp lực cao trong công việc

Công việc của nhân viên kế toán thường phải đối mặt với áp lực về giấy tờ, sổ sách cùng các vấn đề liên quan đến tài chính. Vì vậy, để có thể thành công trong công việc này, bạn cần rèn luyện cho bản thân một tinh thần thép, khả năng chịu được áp lực công việc cao. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp kế toán viên có thể thích nghi tốt hơn với công việc mà mình đảm nhiệm.

Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết
Có thể chịu được áp lực công việc cao là một lợi thế của nhân viên kế toán

6. Mức thu nhập trung bình của kế toán viên

Kế toán viên là công việc được đánh giá khá ổn định hiện nay. Đồng thời, vị trí này cũng phù hợp với những ai muốn gắn bó lâu dài với nghề. Khi làm việc ở vị trí này, bạn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn liên quan đến lương bổng.

Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết
Cập nhật bảng lương kế toán viên

Cụ thể, đối với những ứng viên ít kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm (vừa mới tốt nghiệp) thì mức lương kế toán viên thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Với những ai đã làm việc lâu năm trong nghề, có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn thì mức lương có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, kế toán là công việc sẽ được tăng lương theo thâm niên làm việc và năng lực của mỗi cá nhân. Do đó, càng theo đuổi công việc lâu dài, bạn sẽ càng có cơ hội được hưởng mức lương hấp dẫn. 

 

7. Các cấp bậc thăng tiến trong nghề kế toán

Lộ trình thăng tiến của một nhân viên kế toán thường sẽ trải qua những cấp bậc sau đây.

- Kế toán viên: Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp ở một số mảng như: kế toán thanh toán, kế toán kho,... Đây là giai đoạn để bạn tích lũy kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.  

- Kế toán tổng hợp: Sau khi đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí kế toán viên từ 2 – 3 năm, bạn có thể được thăng cấp lên vị trí kế toán tổng hợp. Công việc lúc này sẽ là tổng hợp, bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập báo cáo tài chính.

- Kế toán trưởng: Đây được xem là vị trí cao nhất của một người hành nghề kế toán. Ở vị trí này, bạn sẽ là người đứng đầu bộ phận kế toán với nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn công việc của các kế toán viên sao cho hợp lý; tham mưu cho ban lãnh đạo về các hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp.

Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết
Cấp bậc thăng tiến của nhân viên kế toán

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về công việc của một kế toán viên cùng các vấn đề liên quan. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt là những ai có định hướng nghề nghiệp trở thành nhân viên kế toán trong tương lai. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm nhân viên kế toán lương cao, đừng quên truy cập ngay website CareerViet để tạo một chiếc CV “xịn sò”, bật chế độ công khai tìm việc và chớp lấy mọi thời cơ cho mình nhé!

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH LUXASIA VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH LUXASIA VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tập đoàn Hoàng Gia Việt Nam
Tập đoàn Hoàng Gia Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tập đoàn Hoàng Gia Việt Nam
Tập đoàn Hoàng Gia Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Bảo Tín Mạnh Hải
Công ty Cổ phần Bảo Tín Mạnh Hải

Salary : 12 Mil - 14 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH TOYO QUỐC TẾ
CÔNG TY TNHH TOYO QUỐC TẾ

Salary : 10 Mil - 15 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH BÁN LẺ SAMMISHOP
CÔNG TY TNHH BÁN LẺ SAMMISHOP

Salary : 8 Mil - 10 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ KIM LONG
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ KIM LONG

Salary : 8 Mil - 12 Mil VND

Nghe An

CÔNG TY TNHH NHÂN LỰC BÌNH DƯƠNG
CÔNG TY TNHH NHÂN LỰC BÌNH DƯƠNG

Salary : 17 Mil - 25 Mil VND

Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN AN PHA KIM (UA FACADE)
CÔNG TY CỔ PHẦN AN PHA KIM (UA FACADE)

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG QUỐC TẾ CHUANG XING
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG QUỐC TẾ CHUANG XING

Salary : 11 Mil - 17 Mil VND

Bac Ninh

CÔNG TY TNHH NORMSUN ADVISORY VIETNAM
CÔNG TY TNHH NORMSUN ADVISORY VIETNAM

Salary : 10 Mil - 12 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Salary : 12 Mil - 14 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH SX-TM Thép Tây Nam
Công ty TNHH SX-TM Thép Tây Nam

Salary : 8 Mil - 10 Mil VND

Long An

CÔNG TY TNHH LEAPSTACK VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH LEAPSTACK VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Salary : 7 Mil - 8 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DONGSUNG VINA
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DONGSUNG VINA

Salary : 10 Mil - 14 Mil VND

Ho Chi Minh

Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu
Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu

Salary : 15 Mil - 18 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH 3D Smart Solutions
Công ty TNHH 3D Smart Solutions

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

PROCAFFE
PROCAFFE

Salary : 8 Mil - 10 Mil VND

Ho Chi Minh

PROCAFFE
PROCAFFE

Salary : 9 Mil - 13 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH BIONU VIỆT NAM
Công ty TNHH BIONU VIỆT NAM

Salary : 8 Mil - 10 Mil VND

Hung Yen

CÔNG TY TNHH NHẬP KHẨU THANH CHÂU
CÔNG TY TNHH NHẬP KHẨU THANH CHÂU

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AK VINA
CÔNG TY TNHH AK VINA

Salary : Competitive

Dong Nai

CÔNG TY TNHH ELE EDUCATION
CÔNG TY TNHH ELE EDUCATION

Salary : 12 Mil - 20 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Hóa Chất Kỹ Thuật Kim Phong
Công Ty Cổ Phần Hóa Chất Kỹ Thuật Kim Phong

Salary : 7 Mil - 9 Mil VND

Ho Chi Minh

TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ MIỀN NAM
TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ MIỀN NAM

Salary : 10 Mil - 12 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Cobi One
Công ty TNHH Cobi One

Salary : 9 Mil - 13 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Dược Hunmed
Công ty TNHH Dược Hunmed

Salary : 15 Mil - 20 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN ZENBOOKS
CÔNG TY CỔ PHẦN ZENBOOKS

Salary : 15 Mil - 16 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế

Salary : Competitive

T. Thien Hue

CÔNG TY TNHH VIN GEM
CÔNG TY TNHH VIN GEM

Salary : Competitive

Ha Nam

Công ty Thanh Bình - BCA
Công ty Thanh Bình - BCA

Salary : Competitive

Ha Noi

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận
Tập đoàn Nhựa Bình Thuận

Salary : 10 Mil - 12 Mil VND

Ha Noi

BIM Group
BIM Group

Salary : Competitive

Ha Noi

Công ty cổ phần Anvy
Công ty cổ phần Anvy

Salary : 12 Mil - 15 Mil VND

Ha Noi

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế

Salary : 10 Mil - 20 Mil VND

T. Thien Hue

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Nam Dinh

Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn

Salary : Competitive

Ba Ria-VT

Similar posts "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback