Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 66,743
Hiện nay, nhiều việc làm được đánh giá là những công việc hot. Nhưng bất cứ công việc nào thì bạn vẫn không tránh khỏi áp lực công việc. Bạn có biết rằng có một số loại stress tốt cho bạn không? Điều đó là sự thật. Một số loại stress có thể tốt cho bạn, nhưng một số loại rối loạn stress khác có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và đe dọa dến cuộc sống của bạn. Stress là một trong những chức năng tự nhiên của cơ thể, nhưng hiểu biết về các loại stress khác nhau sẽ giúp bạn biết cách ứng phó tốt hơn trong cuộc sống.
Stress là một trong những chức năng tự nhiên của cơ thể, nhưng hiểu biết về các loại stress khác nhau sẽ giúp bạn biết cách ứng phó tốt hơn trong cuộc sống.
Có rất nhiều loại stress được chữa trị và chẩn đoán ngày nay, nhưng có thể chia các loại stress đó thành bốn loại chính: Stress tích cực (Eustress), Stress tiêu cực (Distress), Hyperstress, Hypostress.
1. Stress tích cực (Eustress)
Đây là một trong những loại stress hữu ích. Nó xuất hiện ngay sau khi bạn có nhu cầu cần sử dụng đến sức lực thể chất của mình. Eustress chuẩn bị cơ bắp, tăng nhịp đập tim và sự tập trung tâm trí vào bất cứ tình huống mà bạn cần phải sử dụng sức mạnh cơ bắp.
Eustress cũng có thể sử dụng trong những nỗ lực sáng tạo. Khi một người cần có thêm những năng lượng để sáng tạo, Eustress giúp cho họ có được những sự kích thích/ hưng phấn cần thiết. Một vận động viên sẽ trải nghiệm một sức mạnh đến từ eustress ngay sau khi họ chơi một cuộc đấu lớn hoặc một trận đấu lớn. Do eustress, họ có thể có được ngay lập tức sức mạnh mà họ cần để thi đấu.
Trong thế giới tự nhiên, các loài động vật có một cơ chế phản ứng được gọi là “chiến hay biến”. Khi phải đối đầu với kẻ săn mồi hoặc một mối nguy hiểm, các loài động vật sẽ phải quyết định bỏ chạy hay chống trả. Tương tự như ở động vật, khi đối mặt với nguy hiểm và thác thức cơ thể con người cũng sẽ trải nghiệm eustress. Eustress chuẩn bị cho cơ thể những năng lượng cần thiết để đánh hoặc là chạy chống khỏi mối nguy hiểm. Loại stress này sẽ giúp lượng máu dồn đến các cơ bắp để làm các cơ bắp cứng lên, nó cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp trong máu. Nếu sự kiện hay mối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.
2. Stress tiêu cực (Distress)
Nỗi buồn khổ là một trong những loại stress tiêu cực. Nó là một trong những loại stress mà tâm trí và cơ thể phải chịu đựng khi những thói quen thông thường phải thay đổi và điều chỉnh. Tâm trí chưa thích nghi và thoải mái với sự thay đổi này, nó vẫn có xu hướng quay lại thói quen cũ. Có hai loại distress là cấp diễn và trường diễn.
3. Stress cấp tính (Acute Stress)
Stress cấp diễn: là một loại stress xuất hiện ngay sau khi có sự thay đổi về thói quen. Nó là một loại stress mạnh mẽ, nhưng nó diễn ra rất nhanh. Stress cấp tính tạo ra những cảm giác không thoải mái và bất định. Triệu chứng của stress loại stress này thường là: đau đầu, đau lưng, đau bụng, tim đập nhanh, đau cơ hoặch đau mình.
Stress trường diễn (Chronic Stress)
Stress trường diễn xuất hiện khi có một sự thay đổi kéo dài trong khi cơ thể chưa thích ứng được. Kiểu stress này thường xuất hiện khi chúng ta đi du lịch quá dài (trên 6 tháng qua nhiều nơi) hoặc ai đó liên tục thay đổi công việc hoặc chuyển nhà.
Triệu chứng của stress này gồm có: đau đầu hoặc căng thẳng kéo dài, huyết áp cao, đau nửa đầu, đau ngực và đau tim.
4. Hyperstress
Hyperstress là loại stress tiêu cực xuất hiện khi một người chịu áp lực quá lớn so với khả năng đảm nhận hay chịu đựng của họ. Một người làm kinh doanh trên thị trường phố Wall hay một công việc quá nặng nhọc, lao động quá giờ liên tục sẽ gây ra cho người làm gặp phải loại stress này.
Một người trải nghiệm hyperstress sẽ thường phản ứng với một sự kiện không căng thẳng lắm với một cảm xúc thái quá. Đây là loại stress rất cần nhận biết vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng về cảm xúc cũng như thể chất.
5. Hypostress
Hypostress là loại stress đối ngược với với hyperstress. Hypostress xuất hiện khi cá nhân cảm thấy rất chán nản và nhàm chán hoặc không có thử thách gì trong cuộc sống. Nếu bạn cùng một việc hàng ngày, tại cùng một nơi, luôn gặp những người cũ, làm mãi một công việc không thay đổi, những nhiệm vụ được lặp đi lặp lại, bạn sẽ gặp phải loại stress này. Ảnh hưởng của loại này là cảm giác nhàm chán và đơn điệu cũng như thiếu động lực làm việc.
Các cách ứng phó với stress:
Stress là một phần tự nhiên trong cuộc sống, thỉnh thoảng, giống như trong trường hợp với eustress, stress có thể có ích và lành mạnh đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi căng thẳng vượt quá khỏi sự kiểm soát và bắt đầu gây ra những vấn đề về cảm xúc và thể chất, stress cần được kiểm soát lại. Cách tốt nhất để ứng phó với căng thẳng là gạt bỏ đi những nguyên nhân gây ra căng thẳng. Nếu công việc gây ra cho bạn quá nhiều căng thẳng, hãy cân nhắc khả năng thay đổi việc.
Có rất nhiều cách ứng phó với stress. Rất quan trọng đối với bạn để học cách để đánh giá stress và nhận ra khi mọi chuyện ra ngoài tầm kiểm soát. Khi stress vượt quá giới hạn, tìm kiếm những cách để giải tỏa stress là rất quan trọng. Sau đây là một số cách thức ứng phó với căng thẳng :
Bạn cũng có thể đối phó với căng thẳng bằng cách tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp về tham vấn và trị liệu tâm lý. Trị liệu nhận thức hành vi có thể giúp bạn đối phó với những cảm xúc tiêu cực bạn có trong tình huống stress như tức giận hoặc lo hãi. Bạn sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc và hành động của mình thông qua việc kiểm soát suy nghĩ.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Việc làm Đà Nẵng chợ tốt | Xin việc làm tại Hà Nội | Tuyển dụng việc làm Hải Phòng | content creator | headhunter | tuyển dụng kế toán | việc làm Ninh Thuận | shopee tuyển dụng | giám sát an toàn | việc làm tiếng Nhật | tuyển dụng giao hàng tiết kiệm | tuyển dụng thế giới di dộng | acecook tuyển dụng | vps tuyển dụng | pharmacity tuyển dụng | khaihoanland tuyển dụng | mobifone tuyển dụng | gs25 tuyển dụng
Nguồn: Theo Hướng Nghiệp
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này