Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 17,663
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Để cho cuộc phỏng vấn đạt được những kết quả chính xác, nhà tuyển dụng cần phải nắm vững những điểm sau đây:
- Biết rõ mục tiêu của cuộc phỏng vấn.
- Hiểu rõ lãnh vực muốn tìm hiểu.
- Đặt những câu hỏi chính xác và ngắn gọn.
- Dù áp dụng bất cứ phương pháp nào, nhà tuyển dụng phải tìm cách giúp cho ứng viên có cơ hội diễn tả đầy đủ những gì mà ứng viên muốn trình bày.
- Nên điều hướng và khởi dẫn các câu hỏi sao cho ứng viên không thể từ chối hoặc tìm cách né tránh câu trả lời được. Với những câu hỏi thích ứng, nhà tuyển dụng sẽ biết rõ sự kiện đó là gì, tại sao nó lại xảy ra, nó xảy ra ở đâu, như thế nào và lúc nào, và hậu quả ra sao?
Sau đây là những nội dung cần hỏi ứng viên. Những nội dung này chỉ có tính cách hướng dẫn mà nhà tuyển dụng thường hay sử dụng khi muốn tìm hiểu các chi tiết liên hệ những yếu tố căn bản về quá trình làm việc của ứng viên, trình độ học vấn, và nhân sinh quan của ứng viên…
1) Những yếu tố liên quan đến quá trình nghề nghiệp của ứng viên gồm có những điểm sau đây:
- Chức vụ trước đây.
- Làm sao ứng viên đã xin được việc làm đó?
- Cách xử sự của ứng viên đối với cấp trên trực tiếp, với đồng nghiệp và các thuộc viên như thế nào?
- Một vài chi tiết liên hệ đến vị cấp trên của ứng viên theo quan niệm khách quan.
- Những lý do khiến cho ứng viên đã xin nghỉ việc ở công ty cũ?
2) Những yếu tố liên hệ đến những cơ sở và công việc mà ứng viên đã làm và đang xin tuyển vào.
- Nói về tầm quan trọng của những cơ sở đó, nơi mà ứng viên đã từng làm việc.
- Phương pháp làm việc của những tổ chức này.
- Những sản phẩm, hoặc dịch vụ cung ứng của công ty hay cơ sở cũ.
- Những ưu điểm và khuyết điểm của cơ sở đó.
- Chính sách của công ty.
- Tại sao ứng viên muốn thay đổi chỗ làm?
- Cơ hội nào đã giúp ứng viên biết và muốn làm việc tại công ty đang tuyển mộ?
- Yêu cầu ứng viên cho biết ý kiến về công ty nơi mà ứng viên đang xin việc.
3) Những yếu tố liên quan đến trình độ học vấn của ứng viên:
- Ứng viên thích những môn học nào nhất và cho biết lý do?
- Ứng viên ghét những môn học nào nhất và cho biết lý do?
- Trong thời gian đi học, ứng viên có làm thêm những công việc phụ nào không? Nếu có xin cho biết?
- Ứng viên đã là hội viên của bất cứ cơ quan từ thiện hiệp hội, đoàn thể hay tổ chức nào?
- Lý do gia nhập vào những đòan thể hay tổ chức này?
- Những công trình của ứng viên nếu có.
- Đã thi hành nghĩa vụ quân sự chưa, và ứng viên nghĩ thế nào về vấn đề này?
- Ứng viên có học thêm những khóa tu nghiệp, huấn luyện, hàm thụ không?
- Ai đã đài thọ học phí?
- Những sở thích cá nhân của ứng viên như các môn thể thao, sách báo, du lịch, âm nhạc, nghệ thuật…
4) Những yếu tố liên quan đến nhân sinh quan của ứng viên:
- Ứng viên có theo đuổi một mục đích nào đó trong cuộc sống không? Và ứng viên đã làm gì để đạt đến mục đích đó?
- Theo quan niệm của ứng viên, để thành công trong cuộc đời cần phải có những đức tính nào?
- Những gì để kích thích và lôi cuốn ứng viên nhất như thiện cảm, những trở ngại khó khăn, sự sợ hãi, tiền bạc, các sự ganh tị, tranh đấu, sự mạo hiểm, sự tò mò…
- Cảm nghĩ của ứng viên về những người sếp cũ.
- Ứng viên quan niệm thế nào về vai trò của mình đối với cấp dưới?
- Làm thế nào để có thể điều khiển, hướng dẫn cấp dưới?
- Có khi nào người khác tìm đến ứng viên để tâm sự, và có khi nào ứng viên tâm sự với người khác không?
- Có khi nào ứng viên có dịp phán xét về một người nào đó không?
- Để nhận xét, ứng viên đã dựa vào những tiêu chuẩn, phương pháp hay nguyên tắc nào?
- Để nhận xét một cá nhân ứng viên dùng trực giác (bẩm sinh) hay suy luận (khoa học)?
- Ứng viên có khả năng nhận xét một người ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên không? Ứng viên theo phương pháp nào? Dựa theo từng nguyên tắc nào để ứng viên có thể kết luận về cá nhân đó?
- Ứng viên có khi nào kiểm soát những hành vi của chính mình không? Bằng cách nào?
- Nghề nghiệp nào mà ứng viên cho là thích hợp với mình nhất ( nghĩa là vì sự sống cho nên ứng viên phải làm việc, nhưng chưa chắc công việc mà ứng viên đang xin tuyển hay đã từng đảm nhiệm gây thích thú và hợp ý muốn của ứng viên nhất).
- Ứng viên có nhiều bạn bè không? Trong sự giao tiếp hhằng ngày hay gặp phải những khó khăn nào?
- Kể những thành công và thất bại trong nghề nghiệp của ứng viên.
- Ứng viên có khi nào mua chịu hàng hóa không? Bằng tín dụng hay ghi sổ nợ?
- Ứng viên hãy cho biết quan niệm của mình về một vị chỉ huy trực tiếp mà mình thích nhất.
- Những yếu tố nào khiến cho một tổ chức thành công?
Nguồn: HRVietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này