Game Designer là gì? 6 thông tin hữu ích nhất cho ứng viên

Lượt xem: 48,299

Tính đến nay, ngành công nghiệp Game đã trở thành một trong những ngành phát triển thành công nhất và sinh lợi cực lớn. Năm 2021 đã đánh dấu một năm kỷ lục về doanh thu của ngành với 180,3 tỷ USD. Ngành công nghiệp game tại Việt Nam rất tiềm năng nhưng lại thiếu hụt nhân sự. Cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp trong ngành được đánh giá vô cùng rộng mở. Một trong số những vị trí việc làm “hot” đang được rất nhiều nhà tuyển dụng săn lùng phải kể đến Game Designer - thiết kế game. Vậy Game Designer là gì? Công việc của một nhà thiết kế game gồm những gì? Cơ hội và mức lương cho vị trí này ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây!

 

Giới thiệu về vị trí công việc Game Designer

Tổng quan về vị trí Game Designer

Để hiểu được Game Designer là gì, ta trước hết hãy cùng tìm hiểu về khái niệm Game Design (Thiết kế game). Có thể hiểu, thiết kế game chính là quá trình xây dựng và phát triển nên một trò chơi. Quá trình này tưởng chừng rất đơn giản thế nhưng lại vô cùng phức tạp với vô số bước. Từ việc lên ý tưởng, thiết lập quy tắc, mục tiêu, cấp độ cho người chơi đến tạo ra các thử thách, sự kiện, giải thưởng hấp dẫn,... Mỗi loại hình game: nhập vai, chiến thuật, board game,... lại đòi hỏi sự sáng tạo và phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Vậy Game Designer là gì?

Game Designer là gì?

Game Designer là người trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế game, đóng vai trò tạo ra các khái niệm, quy tắc và cơ chế của game. Đây được xem là một nghề đòi hỏi sáng tạo cao đồng thời không có bất kỳ giới hạn. Tuy nhiên, để trở thành Game Designer đòi hỏi ứng viên phải hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực: công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, sáng tạo nội dung,...

 

Game Designer đóng vai trò chính trong các dự án thiết kế game

Phân biệt cơ bản giữa Game Designer và Graphic Designer

Rất nhiều người nhầm lẫn rằng thiết kế game (Game Design) là một phần của thiết kế đồ họa (Graphic Design). Tuy nhiên, khái niệm thiết kế game giờ đây đã rộng hơn rất nhiều đồng thời có những chiều sâu khác biệt so với thiết kế đồ họa. Dưới đây là bảng mô tả công việc chính của hai ngành nghề Game Designer và Graphic Designer để bạn dễ dàng phân biệt:

Game Designer Graphic Designer
– Xây dựng cốt truyện game, hình tượng nhân vật, đối thoại trong game. – Gặp gỡ, trao đổi với khách hàng để tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm.
- Thiết lập quy tắc, cơ chế trò chơi, các chiến thuật, cách thức tính điểm. - Tư vấn thiết kế các ấn phẩm truyền thống.
- Thiết lập cấp độ người chơi, phân tầng mức độ khó dễ. - Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
-  Chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, kết xuất hình ảnh. - Chọn kiểu chữ, bố cục, hình ảnh, màu sắc,....
- QA test chất lượng đầu ra bằng cách trải nghiệm game. - Kiểm tra lỗi trước khi xuất bản.

 

Công việc của Game Designer là gì?

Dưới đây là mô tả công việc chi tiết của một Game Designer chuyên nghiệp:

● Lên ý tưởng về mặt nội dung, concept, thể loại game, xu hướng thiết kế đồ họa,... để phát triển dự án game mới.

● Thử nghiệm các thể loại trò chơi khác nhau, lên phương án kết hợp nhiều thể loại trong cùng một game.

● Xác định các yêu cầu đặt ra cho game, có thể là yêu cầu từ Game Designer hoặc yêu cầu từ đơn vị đầu tư.

● Phác thảo sơ lược ý tưởng về nội dung, quy tắc trò chơi.

● Xây dựng và phát triển phần cốt truyện, nhân vật trong game, lối chơi cũng như các cấp độ, thử thách.

● Phối hợp cùng các bộ phận khác như: Game Developer, Game Programmer, Game Tester,... để hoàn thiện dự án game.

● Đề xuất các ý tưởng mới, cải tiến, nâng cấp phiên bản trò chơi hiện có.

Cơ hội và thách thức khi làm Game Designer

Cơ hội

Ngành công nghiệp game đã và đang phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Số lượng người chơi trên toàn thế giới cũng ngày càng tăng cao, với con số xấp xỉ 2.5 tỷ người. Cho đến nay, ngành công nghiệp game vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, ngược lại còn có xu hướng bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên ngành này vẫn đang thiếu hụt nhân sự do yêu cầu tuyển Game Designer rất cao.

 

Ngành công nghiệp game phát triển vượt bậc mang đến nhiều cơ hội việc làm cho Game Designer

Ngành công nghiệp game tại Việt Nam cũng dần có những bước đầu phát triển mạnh mẽ. Điều này giúp xã hội có cái nhìn tích cực hơn về game, thấy được định hướng sự nghiệp tiềm năng từ nghề Game Designer. Đây chính là cơ hội tuyệt vời dành cho các bạn trẻ yêu game, đam mê sáng tạo và mong muốn khẳng định mình.

Niềm đam mê với game giờ đây không chỉ dừng ở việc chơi game giải trí mà nó còn có thể biến thành động lực làm việc, trở thành công việc mà các bạn có thể gắn bó lâu dài trên con đường sự nghiệp.

Thách thức

Một trong những thách thức cho những ai muốn theo đuổi công việc Game Designer đó chính là yêu cầu rất cao về trình độ chuyên môn. Người thiết kế game chuyên nghiệp phải am hiểu về nhiều mảng khác nhau như: lập trình, kỹ thuật phần mềm và âm thanh, dựng chuyển động hoạt hình, biên tập cốt truyện, cấp độ chơi, kiến thức về mỹ thuật, đồ họa,... Bạn có thể không cần phải chuyên sâu tất cả các mảng nhưng phải là người nắm được bao quát mọi lĩnh vực để tạo ra game.

Thách thức tiếp theo mà Game Designer nào cũng có thể gặp phải đó chính là sự thay đổi, nâng cấp liên tục của các nền tảng hay xu hướng game hiện hành. Chính vì vậy, người làm thiết kế game phải luôn liên tục cập nhật, học hỏi và áp dụng những thay đổi mới hàng ngày hàng giờ để theo kịp xu hướng thị trường.

Những kỹ năng cần có khi trở thành Game Designer

Có niềm đam mê mãnh liệt về game

Có nhận định cho rằng, thiết kế game là nghề của đam mê và sáng tạo. Đam mê được xem là điều kiện tiên quyết để các Game Designer theo đuổi đến cùng con đường sự nghiệp này. Với đam mê, lòng kiên trì và sự quyết tâm, bạn mới sẵn lòng dành nhiều thời gian suy nghĩ, sáng tạo để tạo nên sản phẩm hoàn hảo nhất.

Khả năng sáng tạo

Game Designer là người chịu trách nhiệm tạo ra nội dung, quy tắc, cấp độ trò chơi,... Để làm được điều này, bạn sẽ cần có kỹ năng sáng tạo nhằm tạo ra những trò chơi hấp dẫn, thu hút và thách thức người chơi. Công việc thiết kế game không có bất kỳ sự giới hạn nào về sáng tạo. Chính vì vậy, mọi ý tưởng đều có thể được phát triển để mang đến những trò chơi mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng “khó tính” của người chơi.

 

Sáng tạo là kỹ năng không thể thiếu của người làm thiết kế game

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Nhiều người lầm tưởng rằng, làm thiết kế game chỉ cần có nhiều ý tưởng sáng tạo và trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ mà còn cần đến các kỹ năng mềm khác, trong đó phải kể đến kỹ năng giao tiếp và thuyết trình. Bởi ý tưởng xây dựng game có hấp dẫn, thú vị đến mấy mà khả năng trình bày của bạn lại lủng củng, khó hiểu thì người nghe cũng sẽ cảm thấy nhàm chán.

Kỹ năng thiết kế

Game Designer chuyên nghiệp không thể thiếu được kỹ năng thiết kế. Thiết kế ở đây bao hàm rất nhiều mảng như: lập trình, thiết kế đồ họa, thiết kế UX/UI,... Trong đó, kỹ năng lập trình được đánh giá là quan trọng nhất nhằm biến ý tưởng thành “hình hài” nhất định cho game.

 

Game Designer chuyên nghiệp không thể thiếu được kỹ năng thiết kế

Kỹ năng quản lý thời gian

Để tạo ra một trò chơi điện tử hoàn chỉnh đòi hỏi đội ngũ Game Designer phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian sẽ là cần thiết nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các đầu việc quan trọng, thời hạn hoàn thành, dự án cần ưu tiên,...  

Kỹ năng làm việc nhóm

Để tạo ra trò chơi hoàn chỉnh, Game Designer không thể thiếu sự phối hợp giúp sức từ đồng đội đến từ nhiều vị trí khác như: Game Developer, Game Programmer, Game Tester,... Chính vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm là cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với mỗi người làm game.

Một số vị trí công việc phổ biến cho Game Designers

Hiện nay rất nhiều bạn trẻ có đam mê và lựa chọn theo đuổi con đường trở thành Game Designer chuyên nghiệp. Với công việc thiết kế game, ứng viên có thể lựa chọn nhiều vị trí việc làm khác nhau như: Content Designer, Systems Designer, Level Designer, Creative Director,...

Content Designer (Nhà thiết kế nội dung)

Content Designer (hay Nhà thiết kế nội dung game) là người đóng vai trò xây dựng thế giới và câu chuyện của một trò chơi. Công việc của Content Designer là vẽ nên cốt truyện và diễn biến trò chơi, các cuộc đối thoại của nhân vật,...

Systems Designer (Nhà thiết kế hệ thống)

System Designer chịu trách nhiệm chính trong việc lập trình các hệ thống quan trọng của trò chơi. Đây là công việc đòi hỏi ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ cần phối hợp triển khai công việc với các Game Developer, Client Developer và Server Devs (nếu là game online). Để có được lợi thế cao hơn những ứng viên khác, bạn sẽ cần trang bị kiến thức về mặt kỹ thuật trong các mảng này.

Công việc cần làm:

● Thiết lập các hệ thống cốt lõi, quan trọng.

● Định hướng Metagame, Game Economy.

● Thiết kế Core Loop, Game Flow. 

Kỹ năng yêu cầu:

● Phân tích dữ liệu thị trường.

● Viết tài liệu kỹ thuật (Technical Writing).

● Thiết kế các hệ thống game.

Technical Designer (Nhà thiết kế kỹ thuật)

Technical Designer (Nhà thiết kế kỹ thuật) được xem là vị trí công việc kết hợp giữa một lập trình viên và một nhà thiết kế. Công việc chính của Technical Designer là xử lý các gameplay (cách người chơi tương tác cụ thể với game). Thông thường họ sẽ cần phối hợp với cả bộ phận kỹ thuật và thiết kế để đáp ứng yêu cầu của từng trò chơi.

UX Designer (Nhà thiết kế UX)

UX Designer đóng vai trò là người thực hiện các công việc liên quan đến đồ họa nhằm tạo ra giao diện tương thích với các thiết bị. Bên cạnh đó, UX Designer cần đảm bảo kết nối người chơi và trò chơi, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vị trí này thường phải phối hợp làm việc với: Game Artist, Animator, VFX Artists, Sound Designer,...

>>> Tham khảo chi tiết: UI/UX Designer là nghề gì? Những tố chất cần có để làm UI/UX Designer

 

UX Designer chịu trách nhiệm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Ví dụ, dòng chữ “TRIPLE KILL” hiển thị trên màn hình khi bạn hạ gục được 3 mạng liên tiếp hoặc dòng chữ “GAME OVER” khi hết lượt chơi. Đây đều chính là kết quả mà UX Designer tạo ra cho game.

Yêu cầu công việc:

● Thiết kế giao diện.

● Tối ưu trải nghiệm người dùng,

● Cải thiện phần nghe nhìn,

Yêu cầu kỹ năng:

● Có sự hiểu biết về UX - trải nghiệm người dùng trong game.

● Có sự sáng tạo trong cách viết.

● Có tính logic, cẩn thận.

Level Designer (Nhà thiết kế cấp độ)

Level Designer sẽ là người nắm bắt tâm lý của người chơi. Họ hiểu được người chơi nghĩ gì, muốn gì để tạo nên các cấp độ trò chơi phù hợp với nội dung game. Level Designer cũng cần phối hợp làm việc với các vị trí: Game Artist, Animator hay Enviroment Modeler (đối với game 3D) để tạo nên các phiên bản game hấp dẫn nhất.

Công việc cần làm:

● Thiết kế các cấp độ trò chơi.

● Nắm bắt tâm lý và kiểm soát trải nghiệm người chơi.

Kỹ năng yêu cầu:

● Phân tích tâm lý.

● Phân tích dữ liệu người dùng.

● Sắp xếp bố cục.

● Kỹ năng sáng tạo.

Junior Designer

Junior Designer là nhà thiết kế game ở cấp độ thấp nhất đối với những ai mới bước chân vào ngành game hoặc chuyển đổi từ vị trí này sang vị trí khác. Thông thường, Junior Designer là những người có khoảng 3 năm kinh nghiệm trở xuống trong ngành. Trong thời gian đầu, bạn sẽ được thực hiện các đầu mục công việc nhỏ của nhiều dự án khác nhau đồng thời làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát của Lead Designer hoặc Senior Designer.

Lead Designer

Lead Designer (Trưởng nhóm thiết kế) là người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế game. Trưởng nhóm thiết kế đồng thời là người quản lý một nhóm các game designer để phối hợp và triển khai thực hiện công việc. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của Lead Designer là đảm bảo ý tưởng, nội dung game được hiện thực hóa chính xác.

Senior Designer

Senior Designer là vị trí cấp cao hay còn gọi là trưởng phòng thiết kế game. Đây là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, không chỉ là người sáng tạo mà còn là người định hướng cho cả phòng thiết kế. Chính vì vậy mà yêu cầu đối với vị trí Senior Designer cũng rất cao.

Công việc chính của một Senior Designer bao gồm lên concept, ý tưởng, xây dựng kế hoạch thực hiện, design, hoàn thiện… Ở vị trí này, bạn cũng sẽ tiếp quản một nhóm các nhân sự cùng thực hiện dự án hoặc phối hợp làm việc với nhiều vị trí khác khi gặp vấn đề.

Creative Director (Giám đốc sáng tạo)

Đây được xem là vị trí cấp cao nhất của công việc Game Designer. Creative Director thường là những người với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành. Họ cũng đồng thời sở hữu nhiều thành tích, chứng minh được năng lực trong việc thiết kế các dự án game thành công. Vị trí Giám đốc sáng tạo có thể được xem là đỉnh cao sự nghiệp của nhiều Game Designer.

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của Game Designer

Có thể thấy, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp game được kỳ vọng vẫn còn nhiều đột phá trong tương lai. Chính vì vậy cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cho các công việc ngành game nói chung hay Game Designer nói riêng là vô cùng rộng mở.

 

Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của Game Designer vô cùng rộng mở

Từ vị trí Game Designer bạn có thể thăng tiến lên làm Technical Expert cho một mảng cụ thể nào đó như: gameplay, UX/UI,... Hoặc bạn có thể lên các vị trí khác trong ngành như: Product Owner, Product Manager, Producer, Scrum Master,…

Theo thống kế thực tế, mức lương của Game Designer tại Việt Nam hiện nay ở mức khởi điểm là khoảng 27 triệu đồng/tháng. Đây được xem là mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn với những ứng viên có kinh nghiệm làm việc trên 1 năm. Với các cấp bậc Lead Designer, Senior Designer hay Creative Director với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thì mức lương còn “khủng” hơn nữa.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về công việc của một Game Tester

Lời kết

Sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp game dần mở ra nhiều cơ hội việc làm mới với thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Trong đó, việc làm Game Designer là một trong những lựa chọn tuyệt vời dành những ai đam mê và sáng tạo. Để trở thành nhà thiết kế game chuyên nghiệp đòi hỏi ứng viên cần đầu tư nhiều chất xám, trau dồi kỹ năng đồng thời kiên trì, nhiệt huyết với công việc.

Xem thêm

Quiet Quitting là gì

Môi trường làm việc lý tưởng

Lễ hội halloween

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm Game Designer, hãy truy cập ngay CareerViet.vn. CareerViet - trang thông tin tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam sẽ kết nối bạn với các doanh nghiệp lớn và uy tín trong ngành. Đừng bỏ qua cơ hội tuyển dụng Game Designer với thu nhập hấp dẫn, “apply” CV ngay hôm nay!

Top những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất:

tuyển tài xế b2 cho tốt | tuyển tạp vụ văn phòng tphcm | tuyển trợ giảng tiếng anh | tuyển dụng viết content tại nhà

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7
CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7

Lương : 12 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN
Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

IDOCEAN Co.,ltd
IDOCEAN Co.,ltd

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM

Lương : 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty CP Nội Thất AKA
Công ty CP Nội Thất AKA

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam
Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam

Lương : 10 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 20 Tr - 37,5 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Sóc Trăng | Trà Vinh

Xuân Cầu Holdings
Xuân Cầu Holdings

Lương : 30 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN ( JICA) TẠI VIỆT NAM
CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN ( JICA) TẠI VIỆT NAM

Lương : Lên đến 1,000 USD

Hồ Chí Minh

Diag Laboratories
Diag Laboratories

Lương : 40 Tr - 55 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ISTAR
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ISTAR

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback