Giám sát công trình và tất tần tật những điều cần biết

Lượt xem: 53,227

Giám sát công trình là một vị trí vô cùng quan trọng trong xây dựng. Để đảm nhận vị trí công việc này, đòi hỏi bạn phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực tế. Nếu bạn quan tâm đến việc làm giám sát công trình thì hãy cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về bản mô tả công việc cũng như những yêu cầu, kỹ năng quan trọng cần trang bị nhé!

Giám sát công trình

Vị trí giám sát công trình là gì?

Giám sát công trình hay còn được gọi là giám sát xây dựng, giám sát thi công,... – một vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vị trí công việc này phụ trách việc kiểm soát và theo dõi chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động cũng như thời hạn quy định.

Người đảm nhận vị trí giám sát công trình bắt buộc phải có trình độ Kỹ sư và chứng chỉ hành nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước. Giám sát là người đại diện chủ thầu chịu trách nhiệm trong việc theo dõi, cập nhật tình hình báo cáo và xử lý hiệu quả công việc liên quan đến thi công công trình xây dựng.

Giám sát công trình là vị trí đảm nhiệm vai trò rất quan trọng trong xây dựng
Giám sát công trình là vị trí đảm nhiệm vai trò rất quan trọng trong xây dựng

Đây là công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án nên người giám sát công trình phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc, tuân thủ theo đúng quy trình và quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Kiến trúc sư và những yêu cầu công việc mà bạn cần biết

Mô tả chi tiết công việc của giám sát công trình

Giám sát công trình là làm gì? Chắc hẳn đây là thắc mắc của nhiều ứng viên khi tìm hiểu về công việc này. Dưới đây là mô tả công việc của giám sát công trình đầy đủ và chi tiết nhất.

Giám sát hoạt động thi công của nhà thầu chính

- Theo dõi các hoạt động thi công hàng ngày của nhân công tại công trường.
- Kiểm tra, nhắc nhở nhân công thi công theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, vật tư xây dựng được đưa vào công trình.
- Đốc thúc đội ngũ thi công làm việc nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng công trình.
- Trường hợp phát hiện các sai phạm về chất lượng – tiêu chuẩn kỹ thuật – an toàn thi công thì đình chỉ quá trình thi công để tìm ra nguyên nhân và phối hợp với các bên liên quan để xử lý.
- Kiểm soát các vấn đề liên quan đến an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại khu vực công trình đang thi công.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh ở công trình.

Công việc của giám sát thi công chủ yếu là quản lý đội ngũ nhân công tại công trường
Công việc của giám sát thi công chủ yếu là quản lý đội ngũ nhân công tại công trường

Giám sát hoạt động của nhà thầu phụ

- Kiểm tra bản thiết kế chi tiết hệ thống điện, hệ thống thông gió – điều hòa, thiết bị vệ sinh – cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy – chữa cháy của công trình.
- Theo dõi quá trình thi công của các đội thầu phụ, kịp thời phát hiện những sai sót liên quan đến hồ sơ, tổ chức thi công và đưa ra cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn.
- Bàn bạc, phối hợp với các bên liên quan để thay đổi phương án thi công tùy vào tình hình thực tế.

Giám sát thi công kiểm tra công trình thực tế, đốc thúc tiến độ
Giám sát thi công kiểm tra công trình thực tế, đốc thúc tiến độ

Phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình

- Phối hợp với những đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu những hạng mục đã hoàn thành, nghiệm thu toàn bộ công trình thi công (với nhà thầu chính và các nhà thầu phụ).
- Tiến hành lập bản nghiệm thu về chất lượng, khối lượng công trình phân công.
- Trường hợp phát hiện hạng mục nào chưa đáp ứng yêu cầu thì phối hợp với nhà thầu đưa ra hướng giải quyết.

Một số nhiệm vụ khác

- Tiến hành lập và quản lý hồ sơ chất lượng công trình được giao.
- Lập và kiểm tra hồ sơ thanh toán với chủ đầu tư/nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị cung cấp vật liệu, tổ đội thi công.
- Làm báo cáo định kỳ các hạng mục công việc theo yêu cầu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Việc làm chỉ huy trưởng công trình đầy đủ và chi tiết nhất

Mô tả công việc của giám sát thi công chi tiết nhất
Mô tả công việc của giám sát thi công chi tiết nhất

Quy trình giám sát thi công công trình

Kiểm tra về tính chính xác của hồ sơ trong thiết kế: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình giám sát thi công. Một người giám sát công trình có trách nhiệm thực hiện khảo sát, kiểm tra để đánh giá thật kỹ về những hồ sơ ở phần thiết kế thi công, thẩm tra về dự toán. Kiểm tra thông tin các quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng sẽ được áp dụng vào việc thi công và đối chiếu một cách thực tế. Nếu phát hiện ra các sai sót thì phải đưa ra được các giải pháp khắc phục hiệu quả và giúp giảm thiểu đi các chi phí phát sinh không cần thiết.

Lên kế hoạch triển khai và giám sát về thi công: Kỹ sư trưởng phụ trách công trình sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám sát. Việc thi công phải đảm bảo kết hợp được các quy chuẩn về kỹ thuật áp dụng. Đồng thời phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng Nhà nước về thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình để lập được ra các kế hoạch về công tác thực hiện các chức năng về giám sát thi công trong công trình xây dựng.

Đánh giá hồ sơ về thiết kế thi công: Đây là bước được thực hiện nhằm kiểm tra toàn bộ phần hồ sơ thuộc về phần thiết kế thi công của từng hạng mục trong thi công công trình.

Giám sát từng hạng mục trong thi công: Người giám sát công trình là người phải có trách nhiệm bao quát chặt chẽ từ tổng quát đến từng hạng mục thi công, kiểm tra số liệu đã được thống kê để đối chiếu với thực tế. Từ đó, kịp thời phát hiện được ra những thiếu sót cần sửa đổi và đưa ra các phương án xử lý một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Yêu cầu tuyển dụng giám sát công trình

Để có thể đảm nhận và làm tốt vị trí công việc này, hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển giám sát công trình đều đưa ra các yêu cầu như sau:

Về trình độ học vấn, chuyên môn

Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học chính quy về chuyên ngành Thiết kế, Kiến trúc và hoặc các ngành xây dựng có liên quan. Đồng thời trang bị những kiến thức về an toàn xây dựng, trang thiết bị xây dựng,...  Bên cạnh đó, ứng viên phải có khả năng giám sát, điều phối cũng như tổng hợp thông tin tốt.

Về kinh nghiệm

Ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Xem thêm: Tìm các kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp ở đâu?

Tiêu chỉ tuyển dụng giám sát thi công xây dựng
Tiêu chỉ tuyển dụng giám sát thi công xây dựng

Về kỹ năng

Bên cạnh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thì kỹ năng nghề nghiệp cũng rất quan trọng. Cụ thể, giám sát công trình cần trang bị những kỹ năng cơ bản nhất sau đây:

Kỹ năng quản trị rủi ro

Xây dựng là một lĩnh vực dễ xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình thi công thực tế. Vì vậy, nếu muốn trở thành một giám sát công trình, bạn cần trang bị kỹ năng quản trị rủi ro. Điều này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị kỹ càng trước mọi tình huống bất ngờ xảy đến, đồng thời đưa ra phương án giải quyết kịp thời.

Kỹ năng lãnh đạo

Trở thành một giám sát công trình, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý một số lượng lớn nhân công. Vì vậy, bạn cần trang bị, rèn luyện kỹ năng quản lý, lãnh đạo để phân công các công việc hợp lý hay đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác. Từ đó, mọi việc sẽ được tiến hành một cách hợp lý, suôn sẻ hơn.

Những kỹ năng mà giám sát thi công xây dựng cần trang bị
Những kỹ năng mà giám sát thi công xây dựng cần trang bị

Xem thêm: Bí quyết trở thành lãnh đạo giỏi

Kỹ năng giao tiếp

Giám sát công trình là vị trí cần phối hợp làm việc với rất nhiều người như kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân,... Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng giúp người giám sát xây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũng như tạo sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc. Nhờ đó mà hiệu quả của các dự án thi công xây dựng được nâng cao hơn.

Mức lương của giám sát công trình

Mức lương giám sát công trình chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, quy mô doanh nghiệp cũng như dự án xây dựng đảm nhận mà mức lương sẽ có chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên, mức lương trung bình của một giám sát công trình cũng dao động từ 5 – 20 triệu đồng/tháng. Cụ thể:

- Mức lương từ 5 – 8 triệu đồng/tháng: Đối với các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm (sinh viên mới ra trường).
- Mức lương từ 9 – 13 triệu đồng/tháng: Với những người đã có từ 2 – 3 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề. 
- Mức lương từ 20 triệu đồng/tháng trở lên: Đối với những người đã có ít nhất từ 3 năm kinh nghiệm trở lên.

Giám sát công trình lương bao nhiêu? Có cao không?
Giám sát công trình lương bao nhiêu? Có cao không?

Tìm việc làm giám sát công trình ở đâu?

Với mức lương hấp dẫn, vị trí giám sát công trình chắc chắn sẽ là lựa chọn của nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành xây dựng. Vậy tìm việc làm giám sát công trình có khó không và tìm ở đâu là uy tín?

Ở thời đại 4.0 với mạng lưới Internet phủ rộng như hiện nay thì phương thức tìm việc làm trên các trang tuyển dụng online được ưa chuộng hơn bao giờ hết bởi sự tiện lợi. CareerViet là một trong những trang thông tin tuyển dụng việc làm uy tín hàng đầu hiện nay mà bạn có thể yên tâm sử dụng.

Việc làm tại CareerViet được cập nhật mỗi ngày và liên kết với nhiều doanh nghiệp khác nhau ở mọi lĩnh vực, mang đến sự tham khảo đa dạng ngành nghề cho các ứng viên. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm giám sát công trình thì hãy nhanh tay truy cập CareerViet.vn để tham khảo và tìm kiếm một “trạm dừng chân” phù hợp nhé!

Một số câu hỏi liên quan đến giám sát công trình

Học gì ra làm giám sát công trình?

Để trở thành một giám sát công trình bạn có thể theo học các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

Ai là người có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thi công xây dựng công trình?

Công trình xây dựng trước khi đưa vào triển khai thi công sẽ được nhà thầu lập tiến độ thi công xây dựng phù hợp với thời gian của hợp đồng và tiến độ chung của dự án mà được chủ đầu tư chấp thuận.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây của CareerViet sẽ giúp bạn hiểu được vị trí việc làm giám sát công trình là gì cũng như những kiến thức cơ bản trong quá trình làm giám sát xây dựng như công việc, kỹ năng, mức lương,... Đây chắc chắn là cẩm nang nghề nghiệp giám sát thi công hữu ích và rất cần cho những ai có niềm đam mê với ngành nghề này. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi trang thông tin tuyển dụng CareerViet để biết thêm về nhiều công việc thú vị khác nhé!

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Nhân viên hành chính nhân sự là gì? Thu nhập có cao không?
Khám phá công việc nhân viên hành chính nhân sự là gì, vai trò, kỹ năng cần thiết, và mức lương hấp dẫn. Tìm hiểu ngay để chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, nhiệm vụ, quy trình CSKH
Cùng CareerViet tìm hiểu chăm sóc khách hàng là gì, vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết. Hướng dẫn xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Xem ngay!
Business Analyst là gì? BA cần học gì và cơ hội việc làm
Business Analyst là gì, vai trò, công việc, và kỹ năng cần thiết. Cùng CareerViet tìm hiểu Business học ngành gì? Cơ hội việc làm và mức lương của BA.
Kỹ sư xây dựng là gì và các công việc của kỹ sư xây dựng
Tìm hiểu kỹ sư xây dựng là gì, công việc cụ thể, mức lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp và cách để trở thành kỹ sư xây dựng thành công.
Ngành an ninh mạng là gì? Cơ hội việc làm và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành an ninh mạng là gì, học gì, làm gì, và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu và an toàn thông tin số. Click xem ngay!
Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Tìm hiểu y học dự phòng là gì, cơ hội nghề nghiệp, và lý do ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đọc ngay để hiểu thêm!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback