Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 8,636
QA Manager nhận được sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp bởi công việc này góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể đảm nhận tốt vị trí này đòi hỏi sự hoàn thiện về kiến thức, kỹ năng và tính trách nhiệm cao. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu QA Manager là gì cũng như một số thông tin về vị trí công việc này trong môi trường công ty nhé!
Các doanh nghiệp chú trọng bộ phận QA bởi họ có vai trò trong việc quản lý và cải tiến chất lượng sản phẩm
QA Manager được viết tắt từ cụm tiếng Anh “Quality Assurance Manager” là vị trí đóng vai trò quản lý chất lượng. Họ có nhiệm vụ giám sát, cải tiến và đảm bảo chất lượng của quy trình xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, đo lường hiệu quả của các tiêu chuẩn chất lượng đã được đề ra trước đó.
Vị trí việc làm này ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp bởi yêu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: sản xuất, chế biến, công nghệ - kỹ thuật, phần mềm, dược phẩm, ngân hàng,.... Chính vì thế, đây là công việc đòi hỏi người quản lý luôn phải phấn đấu, học tập và phát triển không ngừng về kỹ năng lẫn kiến thức thực tiễn.
Trong ngành sản xuất, QA Manager giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình sản xuất sản phẩm. Việc đảm bảo tiêu chuẩn quản lý chất lượng vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa tạo sự hài lòng cho khách hàng như:
- Tăng nhận diện thương hiệu và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Kiểm soát, tối ưu và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất cho đến tay người tiêu dùng.
- Nhận được sự tin tưởng và tăng số lượng khách hàng trung thành.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm, tối ưu hoá quy trình sản xuất giúp tiết kiệm chi phí.
- Giảm những rủi ro trách nhiệm pháp lý.
- Tăng thị phần và khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ mua hàng,...
Các doanh nghiệp quy mô lớn rất quan tâm đến việc tuyển QA Manager bởi họ là những người kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công việc của nhân viên QA cấp quản lý như sau:
Yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp dành cho cấp quản lý đòi hỏi sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng làm việc
Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng giúp doanh nghiệp dễ quản lý và đồng bộ quy trình sản xuất sao cho phù hợp với mục tiêu chung đã được đề ra trước đó. Để thực hiện chuẩn hóa quy trình, ban giám đốc sẽ cung cấp thông số kỹ thuật, công năng,... để tối ưu quy trình làm việc của các phòng ban.
QA Manager thường truyền đạt thông tin với bộ phận phát triển sản phẩm giúp thiết lập yêu cầu chất lượng với nhà cung ứng. Đồng thời xác định thủ tục liên quan đến quy trình giám sát tiêu chuẩn chất lượng đối với nhân viên sản xuất.
Nhân viên QA khi ở cấp quản lý sẽ hiểu rõ các tiêu chí về chất lượng, thông số kỹ thuật, công năng của sản phẩm để kịp thời tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Bộ phận này không chỉ tham gia chỉ đạo, điều phối trực tiếp mà còn tham gia thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất.
Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi kinh doanh chính là làm hài lòng khách hàng. Trong đó, bộ phận QA có vai trò theo dõi ý kiến, khảo sát,... để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Từ đó, đưa ra những chiến lược kinh doanh và đề xuất cải tiến quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Vị trí QA Manager sẽ xây dựng các quy tắc, quy trình riêng để quản lý và đào tạo nhân viên thuộc cùng bộ phận. Ngoài ra, người quản lý còn giúp các nhân viên hiểu rõ hơn về trách nhiệm công việc và mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Dựa vào các số liệu được thống kê từ khách hàng, QA Manager sẽ đề xuất các phương án cải tiến chất lượng giúp nâng cao hiệu suất, cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Công việc của QA Manager đòi hỏi khả năng phân tích nhạy bén, chính xác và đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo mang tính thực tiễn. Ngoài việc tìm ra cách thức mới để thoả mãn nhu cầu khách hàng, người quản lý bộ phận QA còn phải thúc đẩy, tạo động lực và đào tạo chuyên môn để nhân viên làm việc hiệu quả.
Để trở thành QA không chỉ cần trang bị kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm làm việc mà còn phải rèn luyện kỹ năng mềm
Yêu cầu cơ bản về công việc của một QA Manager là kỹ năng thiết lập biện pháp kiểm soát và bộ tiêu chuẩn chất lượng giúp doanh nghiệp đồng bộ quy trình quản lý cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cấp bậc quản lý đòi hỏi phải có khả năng giao tiếp xuất sắc, năng động và tinh thần trách nhiệm cao.
Dù làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào, vị trí quản lý cũng cần đáp ứng các kỹ năng mềm như: lập kế hoạch, quản lý công việc, quản lý thời gian, quản lý và phân bổ nhân sự, khả năng tìm hiểu và thấu hiểu khách hàng,... Bên cạnh đó, QA Manager cần có những tố chất quan trọng sau đây:
- Kỹ năng truyền đạt, hướng dẫn tốt.
- Tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học hỏi và phát triển kiến thức nghiệp vụ.
- Tư duy logic và sáng tạo.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Khéo léo khi giao tiếp với khách hàng, đối tác, nội bộ,...
Mức lương QA Manager trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng từ 700$ ~ 1000$/tháng, tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và năng lực của ứng viên. Ngoài mức lương cơ bản, người quản lý còn được hưởng chế độ đãi ngộ, lương thưởng,... khi hoàn thành xuất sắc công việc, mang lại lợi ích vượt bậc cho doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc mà mức lương của QA Manager sẽ có mức dao động khác nhau
Lộ trình thăng tiến của QA Manager tuỳ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của từng ứng viên. Đối với người mới thường bắt đầu từ vị trí nhân viên để phát triển chuyên môn rồi thăng tiến dần lên vị trí quản lý, ngược lại nếu ứng viên là người đã có kinh nghiệm làm việc ở nhiều môi trường khác nhau sẽ được cân nhắc vào vị trí quản lý.
Lộ trình thăng tiến lên vị trí quản lý trong doanh nghiệp cụ thể như sau: Nhân viên QA => QA Leader => QA Manager.
CareerViet là trang thông tin tuyển dụng uy tín, mang lại cơ hội việc làm cho nhiều ứng viên ở các độ tuổi khác nhau
QA Manager đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mang lại sự cải tiến tối ưu phù hợp với nhu cầu khách hàng và mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ngay bây giờ, hãy bắt đầu từ việc tìm kiếm tin tuyển dụng việc làm QA Manager để xây dựng lộ trình và “apply” công việc phù hợp trên CareerViet nhé!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này