Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 278,173
Trợ giảng là gì? Ngày nay, giáo dục luôn được chú trọng và cải cách để ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh sự tận tình giảng dạy của các giảng viên thì trợ giảng cũng tham gia vào việc hỗ trợ các bạn học viên. Vậy công việc cụ thể của một trợ giảng là gì mà lại đóng vai trò quan trọng đến vậy? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Trợ giảng là gì? (Nguồn: Internet)
Luật Giáo dục tại khoản 2 Điều 54 được ban hành năm 2012 và sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định như sau: “Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư”. Vì vậy, trợ giảng cũng có thể được xem có vai trò như một giảng viên. Tuy nhiên, từ “trợ” trong cụm “trợ giảng” mang ý nghĩa là hỗ trợ, nên công việc chính của một trợ giảng sẽ là hỗ trợ các giảng viên thuộc các cơ sở giáo dục Nhà nước và tư nhân trong công cuộc giảng dạy.
Xem thêm: Mentor Là Gì? Phẩm Chất Cần Thiết Để Trở Thành Mentor Giỏi
Trợ giảng là người hỗ trợ tốt nhất cho giảng viên (Nguồn: Internet)
Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định cụ thể nhiệm vụ, công việc của trợ giảng tại Điều 4 và Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục tại Điều 2 như sau:
Xem thêm: Trainee Là Gì? Những Vị Trí Trainee Có Nhiều Triển Vọng Trong Tương Lai
Vai trò của trợ giảng rất quan trọng trong giảng dạy (Nguồn: Internet)
Khi trở thành một trợ giảng, công việc mà bạn thường được nhận chính là quản lý lớp học. Thông thường, tại các trung tâm tư nhân khi mà một buổi học chỉ kéo dài 2 - 2.5 tiếng/ buổi thì các trợ giảng sẽ có nhiệm vụ là điểm danh học viên trong lớp, sắp xếp lịch học nếu như giáo viên bận,... thay cho giảng viên - người chỉ chuyên tâm giảng dạy bài học.
Các tài liệu và slide bài giảng cũng sẽ được trợ giảng chuẩn bị kỹ lưỡng và bắt mắt nhằm thu hút học viên đến học. Ngoài ra, việc in tài liệu và kiểm tra các thiết bị điện tử có trong phòng học trước giờ lên lớp cũng được thực hiện bởi các trợ giảng.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Giảng viên ĐH “chạy sô” như ca sĩ
Giảng viên có thể sẽ giao bài tập về nhà cho học viên, vì thế việc kiểm tra và chấm bài cho học viên cũng được thực hiện bởi trợ giảng. Họ sẽ là người giúp bạn giải đáp các thắc mắc về bài giảng trong tầm hiểu biết thay cho giáo viên. Không những thế, nếu bạn gặp khó khăn với các bài giảng mới hay cảm thấy khó hiểu ở một vài bài tập thì trợ giảng cũng sẽ dạy phụ đạo cho bạn.
Để tránh bầu không khí ảm đạm gây buồn ngủ cho học viên thì trợ giảng đóng vai trò là người tạo ra các trò chơi, thi đua có quà giữa các nhóm. Các hoạt động này vẫn đảm bảo nội dung nằm trong bài giảng của giáo viên nhằm khuyến khích học viên năng động và nhớ bài học sâu hơn. Những hoạt động khác như tổ chức sinh nhật hay buổi cắm trại bên ngoài cũng sẽ được xem xét, bởi trợ giảng cần triển khai các nội dung này với bên trung tâm và giảng viên trước khi đưa ra quyết định.
Xem thêm: Tổ chức sự kiện: Nghề của những ý tưởng
Trợ giảng cần phải hỗ trợ giảng viên trong việc giảng dạy (Nguồn: Internet)
Căn cứ vào Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn tại Khoản 3 Điều 4, những tiêu chí để trở thành một trợ giảng chính là:
Dùng tiêu chí nào để đánh giá đây là trợ giảng tốt (Nguồn: Internet)
Những kỹ năng cơ bản để trở thành một trợ giảng là gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay 3 kỹ năng cần thiết nhất để trở thành một người hỗ trợ tốt cho giảng viên.
Kỹ năng này là một trong những kỹ năng quan trọng nhất vì trợ giảng sẽ là cầu nối giữa học viên và giảng viên. Bạn cần phải nắm được tình hình học tập của học viên cũng như báo cáo cho cho giảng viên sau mỗi buổi. Vì thế, bạn cần phải có cách giao tiếp đơn giản, gần gũi và thân thiện nhất để kết nối được nội dung mà giảng viên và học viên mong muốn.
Trợ giảng cần phải quan sát và đánh giá học viên giúp giảng viên nhằm nhìn nhận ra được khó khăn và năng lực của học viên. Từ đó giúp giảng viên cải thiện chất lượng bài giảng và đưa ra cách giảng dạy hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả tiếp thu cho các bạn học viên.
Thông thường, trợ giảng sẽ là người sẽ đến lớp sớm hơn cả giảng viên và học viên nên việc bạn giữ lớp ổn định và quản lý lớp nhưng không làm ảnh hướng đến lớp khác trước giờ học là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, nếu có những chuyện bất ngờ xảy đến thì trợ giảng sẽ là người giữ nhiệm vụ điều phối lớp học và ứng phó các tình huống ngoài ý muốn trước tiên.
Xem thêm: Điều phối viên là gì và cơ hội công việc ra sao?
Trợ giảng trong tiếng Anh được viết tắt là chữ TA và viết nguyên văn là Teaching Assistant.
Trợ giảng tiếng Anh sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ giảng viên đứng lớp (đa số là giáo viên nước ngoài) trong việc hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho các học viên. Ngoài ra, trợ giảng tiếng Anh còn hỗ trợ giải đáp thắc mắc cũng như phụ đạo cho các học viên gặp khó khăn trong việc tiếp thu.
Thông qua bài viết này, các bạn đã được tìm hiểu kỹ càng về khái niệm trợ giảng là gì cũng như những công việc cụ thể của một trợ giảng. Nếu bạn đang tìm một công việc trợ giảng part-time hay full-time, hãy đến với CareerViet - nơi đây chắc chắn có rất nhiều vị trí phù hợp với nhu cầu của bạn.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Công Ty Changshin tuyển dụng | VNG tuyển dụng Hà Nội | Melody Logistics tuyển dụng | giảng viên | trợ giảng | công nghệ thông tin
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này