Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 47,298
Trong những gần đây, VJ trở thành 1 trong những HOT, thu hút giới trẻ theo đuổi. Vậy VJ là gì? Công việc của một VJ gồm những gì? Cần trang bị kỹ năng và kiến thức gì để trở thành một VJ chuyên nghiệp? Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ chi tiết và bật mí bí quyết thành công với nghề VJ cho bạn.
VJ là gì? VJ là từ viết tắt của cụm từ Video Jockey, theo tiếng Việt có nghĩa là người dẫn chương trình video. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những người chuyên tổ chức và dẫn dắt các chương trình âm nhạc trên các nền tảng truyền thông khác nhau như truyền thanh, đài phát thanh, internet,... VJ chính là nhánh nhỏ của lĩnh vực MC - Người dẫn chương trình.
So với các ngành nghề giải trí khác, nghề VJ vẫn còn khá mới mẻ với người Việt Nam. Vậy, VJ là nghề gì? Tại sao lại thu hút giới trẻ?. Theo CareerViet, nghề VJ có:
VJ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một kịch bản hấp dẫn và phù hợp với chương trình. Họ cần nghiên cứu kỹ về chủ đề, đối tượng khán giả và lên ý tưởng chi tiết cho từng phần của chương trình. Việc chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn, tìm hiểu thông tin về khách mời cũng là một phần không thể thiếu. VJ cần làm việc chặt chẽ với đội ngũ sản xuất để đảm bảo kịch bản được thực hiện một cách hoàn hảo.
VJ là người trực tiếp trò chuyện với khách mời, giao tiếp với khán giả, truyền tải thông tin và tạo ra sự tương tác. Họ cần có khả năng diễn đạt lưu loát, giọng nói truyền cảm và phong cách dẫn dắt cuốn hút. Việc nắm vững nội dung chương trình, thông tin về nghệ sĩ và khả năng ứng biến linh hoạt là những yếu tố quan trọng giúp VJ tạo nên một chương trình thành công.
VJ cần có kỹ năng giao tiếp tốt, đặt câu hỏi khéo léo để khai thác được những thông tin thú vị từ khách mời. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn sẽ giúp VJ tạo ra những cuộc trò chuyện sâu sắc và hấp dẫn.
Dựa vào mô tả công việc nêu trên, chắc chắn bạn đã biết được VJ là gì? Hay công việc của một VJ sẽ gồm những gì? Tuy nhiên, để thành công trên lĩnh vực này, bạn cần có những kỹ năng như sau:
Khác với MC, VJ chuyên sâu nhất về lĩnh vực âm nhạc. Để dẫn dắt thành công một chương trình âm nhạc, VJ cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Điều này không chỉ dừng lại ở việc biết các bài hát, ca sĩ trong nước mà còn đòi hỏi VJ phải cập nhật liên tục những xu hướng âm nhạc quốc tế, đặc biệt là các thị trường đang được giới trẻ Việt Nam yêu thích như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Anh. Từ đó, VJ mới có thể mang đến những chương trình cuốn hút người xem.
VJ cần có giọng nói rõ ràng, truyền cảm, có khả năng điều chỉnh tông giọng để phù hợp với từng nội dung. Đồng thời, vốn từ vựng phải phong phú, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, tránh những từ ngữ sáo rỗng.
Biết cách diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc, cô đọng và hấp dẫn. Ngoài ra, khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy, linh hoạt, đặc biệt trong các chương trình phát sóng trực tiếp cũng được đặt ra cho các VJ chuyên nghiệp.
Kỹ năng này thể hiện qua khả năng đọc và hiểu kịch bản một cách nhanh chóng, linh hoạt điều chỉnh khi cần thiết. Trong quá trình dẫn, phải tạo sự tương tác hiệu quả với khán giả, khách mời, đồng thời điều khiển nhịp độ của chương trình. Việc đặt câu hỏi cho khách mời, khán giả phải linh hoạt, thông minh để khơi gợi những câu trả lời thú vị từ họ.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là yếu tố quan trọng không kém đối với một VJ. Giống như các ca sĩ, nhạc sĩ, VJ cũng cần tạo dựng một hình ảnh riêng biệt và ấn tượng trong lòng khán giả. Một VJ nổi tiếng sẽ không chỉ thu hút sự quan tâm đến bản thân mà còn góp phần làm cho chương trình trở nên hấp dẫn hơn.
Việc sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube là điều cần thiết để xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân, giúp VJ kết nối với khán giả một cách hiệu quả hơn.
Mức lương của một VJ tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, độ nổi tiếng, quy mô của đơn vị và thị trường. Tại Việt Nam, VJ mới vào nghề có thể nhận được từ 8-12 triệu đồng/tháng. Con số này có thể tăng lên đáng kể đối với những người có kinh nghiệm làm việc tại các kênh truyền hình lớn, với mức lương trung bình từ 15-30 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, các VJ nổi tiếng, có lượng fan đông đảo và nhiều hợp đồng quảng cáo có thể kiếm được thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Trên thị trường quốc tế, mức lương của VJ còn hấp dẫn hơn rất nhiều, với các ngôi sao hàng đầu có thể kiếm được hàng triệu đô la mỗi năm.
Ở thị trường quốc tế như Mỹ, VJ làm việc cho các kênh truyền hình lớn có thể nhận được từ $30,000 đến $100,000/năm, những ngôi sao hàng đầu có thể hưởng mức lương hàng triệu đô la.
Cơ hội nghề nghiệp cho các VJ hiện nay
Sự phát triển của công nghệ số và mạng xã hội đã đem đến sự đa dạng trong nghề VJ. Các nền tảng trực tuyến như YouTube, TikTok và Instagram không chỉ là nơi để VJ chia sẻ đam mê mà còn là công cụ đắc lực để họ xây dựng sự nghiệp. Với khả năng tạo ra nội dung độc đáo và tiếp cận hàng triệu người dùng, VJ giờ đây có thể tự do sáng tạo, xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ và mở rộng nguồn thu nhập.
Sự phát triển của công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường đã và đang mở ra những chân trời mới, cho phép VJ tạo ra những trải nghiệm giải trí độc đáo. Chẳng hạn như thay vì chọn một studio truyền thống, VJ có thể dẫn chương trình trong một không gian ảo được thiết kế hoàn toàn bằng đồ họa 3D. Điều này cho phép tạo ra những bối cảnh đa dạng, sáng tạo và phù hợp với từng chủ đề chương trình.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa, VJ có cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế, mở rộng tầm ảnh hưởng và vươn xa hơn nữa. Ngày nay, cơ hội tìm việc VJ tại Việt Nam cũng khá dễ dàng, bạn có thể vào các trang web lớn như CareerViet.vn - đây là nền tảng hữu ích giúp người tìm việc kết nối với các nhà tuyển dụng để tìm việc làm phù hợp.
VJ có thể xem là một nhánh nhỏ của MC, nhưng có những điểm khác biệt nhất định:
Để trở thành một VJ chuyên nghiệp, bạn không nhất thiết phải theo một ngành học cụ thể nào. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các ngành học liên quan như: Báo chí, Truyền hình, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc,... Ngoài ra, bạn nên tham gia các khóa học kỹ năng như giao tiếp, dẫn chương trình,... và thông thạo một 1 ngoại ngữ nữa nhé!
VJ (Video Jockey) thường làm việc tại các môi trường liên quan đến truyền hình, sản xuất nội dung và giải trí như: Đài truyền hình, các công ty sản xuất phim, các nền tảng trực tuyến, các sự kiện, công ty quảng cáo,...
VJ là gì? Đã được giải thích chi tiết qua những thông tin trên đây. Hi vọng những gì chúng tôi cung cấp sẽ thực sự hữuQ ích với bạn. Hiện nay, CareerViet.vn được biết đến là nền tảng tìm việc lớn nhất Việt Nam, vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm một công việc phù hợp cho mình, hãy tham khảo tại CareerViet.vn nhé!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này