Full Stack Developer làm gì? Bí kíp trở thành Fullstack Developer giỏi

Viewed: 23,815

Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam. Cũng chính vì thế, lập trình viên đã trở thành một trong những ngành nghề được giới trẻ yêu thích, trong đó Fullstack Developer là vị trí mơ ước của những người theo đuổi công việc IT ngành nghề này có cơ hội thăng tiến và mức lương cạnh tranh đáng mong đợi. Vậy Fullstack Developer là gì? Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết về lập trình viên Fullstack sẽ được cập nhật chi tiết sau đây!


Lập trình viên Fullstack có khả năng thực hiện công việc của từng vị trí IT khác nhau

Full-Stack là gì? Fullstack Developer là ai?

Fullstack Developer là người có khả năng thực hiện công việc của lập trình viên bao gồm Back-end, Front-end, Database, Server, hệ thống và bảo mật,... Fullstack hiểu rõ những công nghệ phù hợp với dự án đang triển khai giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng. Bên cạnh đó, lập trình viên Fullstack cần thường xuyên cập nhật kiến thức và công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu công việc khi cần thiết.

Ưu và nhược điểm khi làm một Full Stack Developer

Ưu điểm:

  • Nắm vững được tất cả các kỹ thuật liên quan của quá trình phát triển một dự án hoàn chỉnh.
  • Tạo được một mẫu thử nghiệm nhanh chóng
  • Hỗ trợ được tất cả các thành viên trong nhóm nhờ nắm đa dạng kiến thức
  • Giảm chi phí cho toàn bộ dự án
  • Tối ưu thời gian tiến hành dự án cùng cả nhóm
  • Dễ dàng chuyển đổi giữa phát triển front end và back end tùy thuộc vào yêu cầu của dự án vì có khả năng thực hiện được tất cả công việc của lập trình viên
  • Hiểu được tất cả các khía cạnh của các công nghệ mới

Nhược điểm:

  • Có thể chọn sai giải pháp cho dự án
  • Giải pháp có thể phụ thuộc vào kỹ năng của Full Stack Developer
  • Giải pháp có thể gây ra rủi ro cho người nắm chính

Xem thêm: Frontend Developer là gì? Kỹ năng cần có đối với lập trình viên Frontend

Công việc của  Full Stack Developer

Công việc của Fullstack Developer sẽ thay đổi tùy theo lĩnh vực sản phẩm, vì thế để trở thành lập trình viên Fullstack cần có kiến thức sâu rộng về công nghệ và lĩnh vực sản phẩm. Mặc dù lập trình viên Fullstack thực hiện công việc trên cả phần back-end, front-ent nhưng sẽ không chuyên sâu bằng chuyên gia trong mảng này. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức của Fullstack và kỹ thuật của kỹ sư lập trình sẽ mang lại sản phẩm hoàn chỉnh đúng như mong đợi của doanh nghiệp.


Kỹ năng làm việc cùng đội nhóm vô cùng quan trọng giúp công việc diễn ra thuận lợi

Một Fullstack Developer sẽ chịu trách nhiệm cho sự hoàn thiện toàn bộ tiến trình tạo ra sản phẩm như: hệ thống, luồng dữ liệu, giao diện, database,... đảm bảo hệ thống vận hành mượt mà, ít phát sinh lỗi nhất có thể. Công việc Fullstack Developer cụ thể như sau:

- Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, cấp trên và nghiên cứu đưa ra giải pháp xây dựng cấu trúc hệ thống phù hợp.
- Lựa chọn ngôn ngữ lập trình để tạo lập web hoặc thiết kế ứng dụng: java, python, ruby, PHP,...
- Sử dụng CSS, HTML, JavaScript,... để thiết kế cũng như làm việc trên front-end, back-end, UI/UX.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu và viết câu truy vấn, lập trình và xây dựng các API theo sự phân công của người quản lý.
- Tham gia xây dựng các bộ tài liệu kỹ thuật như: technical specs hoặc architecture documents.
- Theo dõi và chịu trách nhiệm cho quá trình chạy thử, sau đó đưa ra đánh giá để cải thiện sản phẩm.
- Đề xuất các giải pháp tối ưu hệ thống và cải thiện giúp sản phẩm đạt hiệu suất tối ưu nhất.

Cần học những gì để trở thành Full Stack Developer

Front-end languages and frameworks

  • HTML (viết tắt của Hypertext Markup Language) là ngôn ngữ lập trình dùng để tạo, xây dựng và cấu trúc lại những thành phần trong website. HTML hay còn gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, thường được sử dụng trong việc phân chia các đoạn văn, heading, links, blockquotes,…
  • CSS (viết tắt của Cascading Style Sheets), đây là một ngôn ngữ dùng để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các HTML. Chúng cho phép tạo nhiều định dạng như đổi bố cục, màu sắc trang, đổi màu chữ, font chữ, thay đổi cấu trúc… giúp cho nội dung trên trang web được định dạng rõ ràng, bắt mắt hơn.
  • JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến được dùng để gia tăng sự tương tác giữa người dùng với ứng dụng. Chúng được tích hợp vào HTML giúp website trở nên sinh động hơn.

Việc thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ front end và frameworks là một điều cần thiết đối với một full stack developer để hỗ trợ tốt hơn cho công việc của mình.

Back-end technologies and frameworks

  • NodeJS và ExpressJS được sử dụng khá thông dụng trong môi trường JavaScript. Do đó, sự hiểu biết về NPM (Node Package Manager) là điều không thể thiếu.
  • Spring và Java Server là hai khuôn khổ phổ biến nhất trong cộng đồng Java
  • Python là ngôn ngữ linh hoạt và dễ sử dụng nên được sử dụng rất phổ biến nhất.
  • Django là loại framework cấp cao được viết bằng Python nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển các web an toàn và dễ bảo trì.
  • Ngôn ngữ C# được ưa thích nhất khi nói đến lập trình phụ trợ trong Windows. Ngoài ra, một số ngôn ngữ khác có thể tham khảo như: PHP, Perl và Ruby

Hệ thống quản lý Database

Phải biết cách xác định mối quan hệ của các dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thông qua các đoạn mã. Cơ sở dữ liệu thường được sử dụng trong lập trình full stack đó là: MySQL, MongoDB và Oracle, SQL SERVER và PostgreSQL.

Version control

Hệ thống kiểm soát phiên bản (version control) giúp cho các full stack developer dễ dàng quản lý các tệp dự án đồng thời theo dõi lịch sử của người dùng. Những hệ thống thông dụng nhất hiện nay đó là Git, Github và Subversion.

Web hosting platforms

Nền tảng lưu trữ web (web hosting platforms) cho phép các lập trình viên triển khai sản phẩm trên nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Từ đó, người dùng có thể truy cập ứng dụng thông qua www.

Các nền tảng lưu trữ web phổ biến nhất: dịch vụ web của Amazon, nền tảng cloud của Google, Heroku và Microsoft Azure.

Full Stack Developer cần có kỹ năng gì?

Nhìn chung, khối lượng công việc của lập trình viên Fullstack tương đối lớn nên thường xuyên chịu áp lực rất cao. Để đảm bảo sự cân bằng giữa hiệu suất công việc với đời sống cá nhân đòi hỏi Fullstack Developer cần trang bị các kỹ năng làm việc cần thiết. Cụ thể như sau:

Full-stack developer đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu sản phẩm phần mềm

Ngôn ngữ lập trình

Việc nắm vững ngôn ngữ lập trình giúp lập trình viên dễ dàng lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với sản phẩm và dự án đang thực hiện. Ngoài việc am hiểu về ngôn ngữ lập trình thì việc nắm vững kiến thức về cấu trúc, thiết kế và kiểm thử giúp nhân viên Fullstack kiểm soát toàn bộ công đoạn xây dựng sản phẩm theo một ngôn ngữ nhất định. Các ngôn ngữ lập trình bao gồm: PHP, Python, JAVA, Perl, Ruby, C#,...

Kỹ năng về framework, nền tảng, thư viện

Một trong những kỹ năng quan trọng của lập trình viên Fullstack chính là kỹ năng về framework. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có framework khác nhau như: JAVA Spring, Python Django, Mybatis, Nodejs Express, PHP thinkphp, Hibernate,...

Cơ sở dữ liệu và caching

Khi thực hiện dự án cần xây dựng cơ sở dữ liệu dựa trên database cũng như phải biết cách lưu trữ và tương tác với dữ liệu. Ngoài ra, khi dự án phát triển cần nhiều không gian để lưu trữ dữ liệu hơn thì lập trình viên Fullstack cần cache hệ thống để tránh tình trạng quá tải hoặc sập hệ thống dữ liệu.

Để thực hiện được công việc này, Fullstack Developer cần am hiểu về hệ thống cơ sở dữ liệu như: Server, SQL, MySQL, Oracle,... và thuần thục các kỹ thuật về catching như Redis, memcached, varnish,...

Kỹ năng thiết kế

Kỹ năng thiết kế bao gồm UI design, UX design, Prototype design,... vô cùng quan trọng đối với lập trình viên Fullstack. Việc xây dựng hệ thống hoàn chỉnh với giao diện tối ưu góp phần cải thiện trải nghiệm người dùng. Vì thế, lập trình viên Fullstack nên dành thời gian để nâng cao kỹ năng thiết kế, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Server

Để trở thành Fullstack Developer xuất sắc cần có sự am hiểu về các hệ điều hành như: linux, windows, apache, nginx,...

Hiểu rõ về các công cụ thiết kế Front-end

Bộ phận lập trình viên front-end giúp thiết kế luồng hệ thống, nâng tầm sản phẩm thông qua hoạt động tương tác tạo ra trải nghiệm sản phẩm cho người dùng. Để kiểm soát tốt hoạt động ẩn của phần mềm, một nhân viên Fullstack cần nắm vững kiến thức công nghệ front-end như: HTML, CSS, Javascript,...

Quản lý phiên bản

Lập trình viên Fullstack cần có kiến thức về GIT để biết cách quản lý code một cách tốt nhất. Kỹ năng quản lý phiên bản sẽ giúp lập trình viên dễ dàng tìm ra lỗi vận hành để kịp thời chỉnh sửa và tối ưu hệ thống.

Làm việc với API

Để trở thành Fullstack Developer cần trang bị kiến thức về API (REST & SOAP), web service và đặc biệt công nghệ bảo mật thông tin.

Hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược được xem là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. Đối với một Full stack developer, khả năng lên kế hoạch chiến lược cho các giai đoạn thiết kế, phát triển và triển khai là điều vô cùng cần thiết. Việc này giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất ứng dụng và đảm bảo tính hợp lý của quá trình này.

Ham học hỏi

Lượng kiến thức mà mỗi Full Stack Developer phải học nhiều gấp nhiều lần kiến thức để làm Front-end và Back-end vì phải chịu trách nhiệm và nắm toàn bộ quá trình. Do đó, cần phải liên tục trau dồi kiến thức mới mỗi ngày để có thể làm tốt công việc.

Có trách nhiệm

Đối với một Full Stack Developer, ngay từ khi được giao ý tưởng bạn sẽ phải lập kế hoạch làm App và chịu trách nhiệm cho công việc đó từ đầu tới cuối. Từ việc phải đi nói chuyện với khách hàng để lấy requirement, sau đó là thiết kế giao diện, nhận phản hồi và thực hiện cho đến lúc nó chạy được. Do đó, tinh thần trách nhiệm trong công việc là không thể thiếu.

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng này giúp các Full Stack Developer phân tích thông tin một cách chính xác và đưa ra các quyết định đúng đắn hơn và tối đa hóa quá trình thiết kế sản phẩm.

Kỹ năng giao tiếp

Vì Full-Stack Developer phải chịu trách nhiệm rất nhiều khâu công việc và làm việc với rất nhiều người từ các Admin đến khách hàng. Do đó, nếu không giao tiếp tốt thì rất khó để làm tốt mọi việc và đạt được thăng tiến trong công việc..

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình làm việc sẽ có thể xảy ra trường hợp phần mềm xuất hiện lỗi. Vậy nên, một Full Stack Developer rất cần kỹ năng giải quyết vấn đề đảm bảo các ứng dụng, phần mềm hoạt động một cách trơn tru nhất.

Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian

Biết sắp xếp các công việc của mình và quản lý thời gian sẽ giúp full stack developer đáp ứng đúng thời hạn trong khi thực hiện đúng nhiệm vụ đối với dự án.

Xem thêm: Làm thế nào để quản lý thời gian hiệu quả?

Sự sáng tạo

Các Full Stack Developer phải hiểu mục tiêu của dự án và có sự sáng tạo để lên ý tưởng và tạo ra một sản phẩm thu hút đối tượng mục tiêu.

Lý do bạn nên trở thành một lập trình viên Full Stack

Theo thống kê của CareerViet , lập trình viên Fullstack là một trong những vị trí được các doanh nghiệp vô cùng chú trọng khi tuyển dụng. Công việc của lập trình viên Fullstack giúp quản lý luồng vận hành của hệ thống phần mềm từ giai đoạn triển khai ý tưởng cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Những lý do nên phấn đấu lên vị trí lập trình viên Fullstack:


Lập trình viên Fullstack có tiềm năng công việc vô cùng lớn

Khả năng tìm kiếm việc làm dễ dàng

Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay đòi hỏi nguồn nhân lực vô cùng lớn. Chính vì thế mà cơ hội việc làm của Fullstack Developer luôn rộng mở. Hơn nữa, nhân viên lập trình Fullstack là người am hiểu các công đoạn xây dựng sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh nên nhiều doanh nghiệp luôn ưu tiên tuyển dụng vị trí này.

Mức lương hấp dẫn

Để trở thành một Fullstack Developer giỏi, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về kiến thức và kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc. Lập trình viên Fullstack đa nhiệm nên giúp doanh nghiệp hoàn thiện phần mềm một cách tối ưu nhất. Do đó, nhiều doanh nghiệp đề xuất mức lương rất hấp dẫn khi tuyển dụng vị trí này.

Cơ hội phát triển bản thân tốt

Nhờ sự am hiểu chuyên môn về kỹ thuật IT và kiến thức sâu rộng về lĩnh vực thị trường nên lập trình viên Fullstack luôn có cơ hội phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, với sự luân chuyển linh hoạt giữa các công việc từ front-end đến back-end mà một Fullstack Developer có thể rèn luyện kiến thức chuyên môn, kỹ thuật công nghệ và tích lũy kinh nghiệm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.

Mức lương của vị trí Fullstack Developer

Lập trình viên là nghề không phải ai cũng có thể theo đuổi và thành công. Công việc này đòi hỏi sự đầu tư công sức và không ngừng nâng cao kỹ năng làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.

Đây cũng là lý do mà mức lương của Fullstack Developer trên thị trường tương đối cao,trung bình khoảng 22,9 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào khối lượng công việc, chất lượng dự án và quy mô của doanh nghiệp mà mức lương này có thể dao động khác nhau. Nếu ứng viên đang quan tâm đến vị trí lập viên Fullstack của các doanh nghiệp uy tín thì có thể truy cập vào trang thông tin tuyển dụng ​​CareerViet để tìm hiểu và cập nhật mức lương của vị trí này.

mức lương full stack developer
Khảo sát mức thu nhập của lập trình viên Fullstack hiện nay

Tìm kiếm việc làm Full Stack Developer ở đâu?

Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo cơ hội việc làm cũng rộng mở, tuy nhiên để tránh mất thời gian lựa chọn công việc phù hợp cần tìm việc trên những trang thông tin tuyển dụng uy tín. CareerViet là một trong những nền tảng việc làm được nhiều người lao động công nghệ và doanh nghiệp quy mô lớn lựa chọn.

Những thông tin tuyển dụng Fullstack Developer trên trang ​​CareerViet được cập nhật đầy đủ từ mô tả công việc đến yêu cầu dành cho ứng viên, quyền lợi và mức lương người lao động được hưởng khi làm việc tại công ty. Chính vì thế, khi tìm việc trên CareerViet các ứng viên sẽ lựa chọn được những môi trường làm việc tiềm năng, uy tín đúng như ý muốn.


CareerViet cập nhật tin tuyển dụng fullstack developer với mức lương hấp dẫn

>>> Có thể bạn quan tâm:

Frontend Developer là gì? Kỹ năng cần có đối với lập trình viên Frontend

Backend Developer làm gì? Điều kiện để trở thành lập trình viên Backend

Một số câu hỏi liên quan đến Full Stack Developer

Nên lựa chọn Java full stack hay Python full stack?

Sự lựa chọn giữa Java và Python để phát triển full-stack phần lớn phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của một dự án. Nếu một dự án yêu cầu hiệu suất cao và khả năng mở rộng, Java có thể là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, nếu một dự án yêu cầu phát triển nhanh và dễ sử dụng, thì Python có thể phù hợp hơn.

Full stack dễ học nhất là gì?

React là một lựa chọn phổ biến cho Full Stack Developer vì nó có thể được sử dụng trên hầu hết các front-end và back-end web. Ngoài ra, React đáng tin cậy, hiệu quả và dễ học.

Để trở thành Fullstack Developer giỏi cần có sự thành thục về các vị trí công việc trong bộ phận lập trình. Điều này giúp tối ưu năng lực làm việc và rèn luyện kỹ năng để tạo cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn. Hãy truy cập vào trang thông tin tuyển dụng CareerViet để tìm kiếm việc làm tốt nhất nhé!

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH ĐIỆN KHÍ QUỐC QUANG (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH ĐIỆN KHÍ QUỐC QUANG (VIỆT NAM)

Salary : Competitive

Quang Nam | Nghe An | Bac Ninh

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM

Salary : 18 Mil - 23 Mil VND

Dong Nai

CÔNG TY TNHH HWASEUNG VINA
CÔNG TY TNHH HWASEUNG VINA

Salary : Competitive

Dong Nai | Ho Chi Minh

Công ty TNHH SXTMDV XNK Store detailing
Công ty TNHH SXTMDV XNK Store detailing

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Salary : 25 Mil - 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Cty CP Clear Water Metal VN
Cty CP Clear Water Metal VN

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Binh Duong

CÔNG TY TNHH EMERS VIETNAM
CÔNG TY TNHH EMERS VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

DIGI-TEXX VIETNAM
DIGI-TEXX VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

De Heus LLC
De Heus LLC

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Mega Lifesciences (Vietnam)
Mega Lifesciences (Vietnam)

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

KKV Vietnam
KKV Vietnam

Salary : 28 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

Hotel Academy Vietnam
Hotel Academy Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang Bimart
Công ty Cổ phần Thời Trang Bimart

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH HIRA MANUFACTURING
CÔNG TY TNHH HIRA MANUFACTURING

Salary : 40 Mil - 50 Mil VND

Dong Nai

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

HỆ THỐNG KÍNH MẮT ANNA
HỆ THỐNG KÍNH MẮT ANNA

Salary : 3,000 - 5,000 USD

Ha Noi

FE CREDIT
FE CREDIT

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tập Đoàn Karofi Holding
Tập Đoàn Karofi Holding

Salary : 35 Mil - 45 Mil VND

Ha Noi

Tập Đoàn Karofi Holding
Tập Đoàn Karofi Holding

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Tập Đoàn Karofi Holding
Tập Đoàn Karofi Holding

Salary : 20 Mil - 28 Mil VND

Ha Noi

TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP
TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP

Salary : Competitive

Ha Noi

Similar posts "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback