Blockchain là gì? Tìm hiểu về công nghệ Blockchain và ứng dụng

Lượt xem: 10,240

Những năm gần đây là giai đoạn bùng nổ của crypto currency và Blockchain. Cùng với Bitcoin, Blockchain trở thành một trong những đề tài bàn luận trên nhiều mặt báo, phương tiện truyền thông. Vậy Blockchain là gì, có ứng dụng gì trong thực tế, cùng CareerViet tìm hiểu về Blockchain nhé!

Blockchain là gì?

Nếu cách lưu trữ dữ liệu truyền thống rất dễ bị tráo đổi, kẻ gian đánh cắp thì Blockchain chính là nơi thông tin được lưu trữ, bảo vệ và truyền tải một cách minh bạch và không thể nào thay đổi.

Blockchain là gì?

Blockchain là gì? (Nguồn Internet)

Hiểu theo nghĩa đơn giản, Blockchain giống như một cuốn sổ cái, tại đó thông tin sẽ được chứa đựng trong các khối (Block), các Block sẽ được liên kết với nhau bằng “mã hóa”, lớn dần theo thời gian và tạo thành một chuỗi (Chain).

Các khối trong hệ thống BlockChain có sự liên kết với nhau, khối sau sẽ liên kết với khối trước, chứa thông tin về thời gian tạo khối kèm theo một dữ liệu giao dịch kèm mã thời gian tương ứng. Công nghệ Blockchain được tạo ra để đảm bảo độ an toàn, chống lại những thay đổi, gian lận dữ liệu bởi không có bất kỳ cách nào có thể thay đổi, thêm hay bớt dữ liệu trong Blockchain.

Xem thêm:

Ai đã tạo ra Blockchain?

Theo tạp chí Fortune, các nhà sáng chế ở những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước đã không ngừng tìm kiếm, phát triển các thuật toán mã hóa để có thể giải quyết vấn đề bảo mật thông tin trên internet. Nhưng điều này vấp phải rất nhiều khó khăn bởi sự tác động của các bên thứ ba, đặc biệt là các tội phạm an ninh mạng.

Cho đến năm 1998, 2 nhà nghiên cứu Scott Stornetta và Stuart Haber đã đề xuất ý tưởng về một chuỗi dữ liệu bất biến có thể thống kê được chính xác thời gian của các tệp dữ liệu để chúng không bị chỉnh sửa, giả mạo. Tuy nhiên cách giải thích này của họ chưa thực sự đáng tin cậy và các chuyên gia vẫn tin rằng phải cần một bên thứ 3 mới có thể đảm bảo được mức độ an toàn của thông tin.

Các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu để tìm ra một phương pháp đáng tin cậy nhất. Vào 2008, Satoshi Nakamoto - cha đẻ của Bitcoin đã sử dụng các mã hóa để tạo ra tiền kỹ thuật số (Digital Currency). Từ nền tảng này, công nghệ Blockchain và các ứng dụng của chúng đã ra đời và ngày càng phát triển

Tìm hiểu ý tưởng ra đời công nghệ Blockchain

Hạn chế trong giao dịch thời xưa

Trước đây, khi giao dịch vay nợ giữa A và B họ sẽ thỏa thuận miệng và ghi vào một tờ giấy hoặc cuốn sổ lưu trữ thông tin - sổ cái. Sau đó cuốn sổ này sẽ được giao cho người trung gian C nắm giữ. Người C sẽ là người uy tín, đáng tin cậy.

Trong giao dịch này, có 3 thành phần:

  • A và B là 2 chủ thể giao dịch
  • C là người trung gian
  • Sổ cái (bằng giấy)

Cách thức giao dịch này sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro như:

  • Sổ được làm bằng giấy nên thời gian lưu trữ thông tin chắc chắn sẽ không được lâu dài bởi chúng sẽ bị rách, mối mọt hoặc thậm chí sổ có thể bị hỏng trong một trận mưa lũ hay hỏa hoạn. Trong trường hợp A vay tiền B với thời hạn 5 năm, nhưng được 4 năm cuốn sổ bị rách, mờ thông tin. Lúc đó B sẽ chẳng còn bằng chứng nào trong trường hợp A chối cãi rằng chưa từng vay tiền của B.
  • Thông tin bị thay đổi hoặc phá hủy: Với cuốn sổ bằng giấy, rất dễ để có thể thay đổi thông tin. Chỉ cần thêm một nét chữ, xóa một dòng, xé một trang là thông tin đã không còn nguyên vẹn như ban đầu.
  • Phụ thuộc vào người thứ 3: Không thể đảm bảo rằng người thứ 3 có đủ tin cậy để giữ cuốn sổ đó. Chỉ cần một xung đột nhỏ cũng ảnh hưởng đến thông tin và sự tồn tại của cuốn sổ.

Ý tưởng ra đời Blockchain

Ý tưởng ra đời Blockchain (Nguồn: Internet)

Hạn chế trong giao dịch qua hệ thống ngân hàng

Những năm về sau các ngân hàng ra đời và thay thế cho trung gian C, hệ thống máy tính của ngân hàng sẽ thay thế cuốn sổ bằng giấy. Ưu điểm của phương pháp này là luôn tồn tại mà không sợ bị “mục nát” và các giao dịch sẽ được nhà nước đứng ra đảm bảo quyền lợi. Tuy nhiên có một số hạn chế kể đến như:

  • Số lượng người giao dịch đông cùng với lượng tiền lớn sẽ là mục tiêu của những đối tượng xấu. Dữ liệu vẫn có thể bị xâm nhập đánh cắp và thay đổi thông tin.
  • Ngân hàng đóng vai trò là trung gian, người thứ 3 nắm giữ hết toàn bộ thông tin của khách hàng. Họ tận dụng lợi thế này để bán thông tin cho bên thứ 3. Ngoài ra tài khoản của người dùng có thể bị đóng băng bởi sự quyết định của hệ thống quản lý tập quyền, ngân hàng.
  • Phí giao dịch: Khi người dùng thực hiện các giao dịch chuyển khoản sẽ phát sinh các khoản phí, đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Blockchain đã ra đời để giải quyết tất cả các vấn đề trên.

Xem thêm:

6 tính chất của công nghệ Blockchain

  • Tính phi tập trung (Decentralized): Hoạt động độc lập theo các thuật toán, các giao dịch trên Blockchain sẽ được thực hiện trực tiếp mà không cần qua trung gian, tránh rủi ro từ bên thứ 3.
  • Tính phân tán: Các khối chứa dữ liệu được lưu trữ trên hàng ngàn thiết bị với mạng lưới là các node phân tán. Dù một nơi nào đó bị mất hoặc lỗi dữ liệu thì vẫn còn trên Blockchain. Ngoài ra, mỗi node sẽ có khả năng sao chép và lưu trữ một bản sao nên hacker sẽ khó có thể xâm nhập vào toàn bộ hệ thống.
  • Không thể thay đổi: Hệ thống Blockchain được hình thành từ sự liên kết các mã băm độc nhất nên muốn tấn công vào một khối thì phải tấn công gần như tất cả các khối trong Blockchain, điều này chắc chắn là không thể.
  • Tính bảo mật: Chỉ những người có Private Key mới truy cập được hệ thống dữ liệu bên trong Blockchain
  • Tính minh bạch: Bất kỳ mọi cập nhật trong blockchain đều được lưu lại lịch sử giao dịch và có thể kiểm tra và truy xuất thông tin.
  • Tích hợp Smart Contract (hợp đồng thông minh): Các nội dung hợp đồng sẽ được thực thi với điều kiện các điều khoản trước đó đã được chấp nhận, không ai có thể hủy chúng.

Blockchain hoạt động như thế nào?

Cấu trúc của một Blockchain

Blockchain bao gồm nhiều khối (Block) và các Block liên kết với nhau theo trình tự khối sau liên kết với khối trước tạo thành chuỗi (Chain) hình thành chuỗi khối hay còn gọi là Blockchain.

Cách công nghệ Blockchain hoạt động

Blockchain hoạt động như nào?

Blockchain hoạt động như nào? (Nguồn: Internet)

Đầu tiên, toàn bộ thông tin giao dịch sẽ được ghi lại trên hệ thống tạo thành một bản ghi. Sau đó, các máy tính thuộc hệ thống (gọi là nút hay node) sẽ dựa trên thuật toán đồng thuận sẽ xác thực bản ghi trên là có giá trị.

Sau đó, các bản ghi đã xác thực của nhiều người sẽ được xếp vào thành một khối thông tin (block). Sau đó các Blockchain developer sẽ thêm các Block vào chuỗi (Chain) bằng cách kết nối Previous Hash của khối sau (khối cần thêm vào) với mã Hash của khối liền trước tạo thành một Blockchain.

Mã Hash của chuỗi đầu tiên là chuỗi số 0 do không có khối nào trước đó. Khối này được gọi là Genesis Block - khối nguyên thủy.

Cấu trúc của mỗi Block (Khối)

Mỗi Block sẽ gồm: Dữ liệu (Data), Mã hàm băm (Hash) và mã Hash của khối liền trước.

  • Data: Là danh sách các giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Phần dữ liệu này được bảo vệ bởi các thuật toán mã hóa.
  • Hash: Mã hàm băm đại diện cho riêng mỗi block, mà được tạo từ một chuỗi các ký tự được sắp xếp ngẫu nhiên, không giống nhau. Mã Hash sẽ báo động sự thay đổi của các khối.
  • Previous Hash: Mã hàm băm của block liền trước. Mã này được sử dụng để các khối liền kề biết được khối nào trước, sau để có thể sắp xếp nối đúng vị trí.

Thuật toán Blockchain là gì?

Định nghĩa

Thuật toán đồng thuận Blockchain là sự xác thực chính xác các thông tin trong bản ghi, các nút trong mạng lưới và từ đó có thể ghi lại thông tin giao dịch vào trong Blockchain.

Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào của Block trong mạng lưới, dữ liệu đó sẽ được so sánh với dữ liệu của khối khác. Nếu phát hiện ra sự khác biệt thì dữ liệu ấy sẽ không được ghi vào trong Blockchain. Đó cũng chính là cách mà công nghệ Blockchain được tạo ra để chống lại sự thay đổi dữ liệu.

Các thuật toán Blockchain phổ biến

Một số thuật toán Blockchain phổ biến nhất

Một số thuật toán Blockchain phổ biến nhất (Nguồn: Internet)

Proof of work (PoW)

Đây là thuật toán đồng thuận Blockchain đầu tiên được sử dụng bởi Bitcoin - tiền điện tử hàng đầu thị trường. Trong quá trình khai thác PoW, các thợ đào (miner) sẽ giải các bài toán tạo ra mã hash bằng sức mạnh máy tính. Khi các nút phân phối của mạng đạt được đồng thuận và chấp nhận hàm băm thì các thợ đào mới thể xác thực khối giao dịch và thêm chúng vào chuỗi.

 

Proof of Stake (PoS)

PoS tạo ra như một sự thay thế cho PoW với mục đích đạt được sự đồng thuận phân tán, là bằng chứng cổ phần. Cơ chế đồng thuận này sẽ không yêu cầu những miner thợ đào như PoW, thay vào đó những người tham gia sẽ phải đặt cược (stake) lượng coin lớn để giành quyền xác thực và tạo khối.

 

Delegated Proof of Stake (DPoS):

Cách thức hoạt động của DPoS là người dùng sẽ bỏ phiếu cho người được ủy quyền (delegates). Các delegate nhận được càng nhiều phiếu càng có lợi bởi họ có thể tạo ra những thứ có giá trị cho cộng đồng. Phương pháp này sẽ tạo sự công bằng bằng việc bỏ phiếu liên tục và sự xáo trộn thường xuyên trong hệ thống.

 

Byzantine Fault Tolerance (BFT):

Đây là một thuật toán đồng thuận chống gian lận trên Blockchain. Điều kiện để đạt được điều này là có ít hơn ⅓ các nút là tác nhân xấu thì mọi thứ sẽ ổn. Thuật toán lập trình BFT cho phép những người thực hiện xác minh quản lý trạng thái của chuỗi và chia sẻ thông điệp với chuỗi khác để có được bản ghi trung thực và chính xác nhất.

 

Proof of Authority (PoA):

Thuật toán này đồng thuận trên danh tiếng. Như tên gọi, người xác thực khối sẽ dựa trên danh tiếng của mình chứ không dựa vào số lượng coin họ nắm giữ. Chính vì vậy, các blockchain PoA được bảo mật bởi các node được tùy chọn để xác thực như là các thực thể đáng tin cậy

 

Proof of Weight (PoWeight):

PoWeight là thuật toán đồng thuận base dựa theo thuật toán đồng thuận Alogrand. Ý tưởng của thuật toán này cũng dựa vào số lượng token nắm giữ trong mạng. Nếu số lượng càng nhiều thì phần trăm xác suất tạo ra được block tiếp theo càng lớn.

 

Proof of History (PoH):

PoH là thuật toán đồng thuận xác minh thứ tự và thời gian giữa những giao dịch. Thuật toán của lập trình này tạo ra để giải quyết vấn đề về thời gian ở những nơi không có cùng mốc thời gian.

 

Proof of Reputation (PoR):

PoR là thuật toán phụ thuộc vào độ uy tín của các bên tham gia. Các bên tham gia phải đủ uy tín bởi nếu họ có ý định gian lận thì uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng. Hầu hết các công ty tham gia vào hệ thống này, nếu gian lận sẽ bị ảnh hưởng đến danh tiếng, công ty càng lớn, danh tiếng thiệt hại càng cao

Xem thêm: Việt Nam chính thức có Hiệp hội Blockchain, hứa hẹn làm cầu nối đưa nền kinh tế số Việt ra với thế giới

Những ứng dụng Blockchain trong thực tiễn

Ứng dụng Blockchain trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử cạnh tranh cao đòi hỏi cần có tốc độ xử lý nhanh chóng bởi mỗi phút, mỗi giây, người bán, người mua trực tuyến tăng lên chóng mặt. Blockchain sẽ giúp kiểm soát sản phẩm, theo dõi nguồn cung và xử lý dữ liệu. Không cần thông qua bên thứ 3, các hệ thống lập trình Blockchain giúp giảm tối đa những chi phí cho người bán và khách hàng, người bán sẽ trao đổi trực tiếp với người mua, giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Ứng dụng Blockchain trong Ngân hàng thanh toán

Ứng dụng Blockchain trong ngân hàng

Ứng dụng Blockchain trong ngân hàng (Nguồn: Internet)

Nhược điểm lớn nhất của giao dịch qua ngân hàng là khả năng cao dữ liệu sẽ bị đe dọa, phí giao dịch và sự tồn tại của trung gian thứ 3. Sử dụng lập trình Blockchain sẽ không cần đến trung gian và bảo mật tuyệt đối cho khách hàng. Tất cả người dân ở các quốc gia, cả những quốc gia có hệ thống ngân hàng chưa thực sự phát triển cũng có thể dễ dàng giao dịch và chuyển tiền cho nhau với chi phí thấp, tốc độ nhanh.

Ứng dụng trong sản xuất

Khi sử dụng Công nghệ Blockchain trong sản xuất, Blockchain sẽ giúp minh bạch trong lịch sử giao dịch hàng hóa để kiểm tra thông tin sản phẩm này có phải hàng chính hãng không, tránh sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái. Theo dõi toàn bộ các khâu trong sản xuất, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng. Tránh sự ăn cắp chất xám, bảo vệ tài sản trí tuệ quan trọng trong ngành sản xuất và cho phép bảo trì được kiểm soát bởi máy móc.

Blockchain trong giáo dục

Sử dụng công nghệ Blockchain và ứng dụng vào giáo dục sẽ tác động lớn đến toàn bộ hệ thống. Không chỉ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu về bảng điểm mà còn là toàn bộ quá trình đào tạo, kinh nghiệm giảng dạy, lịch sử tuyển dụng của từng cá nhân để tránh được sự gian lận trong quá trình xin việc làm, thăng chức, khai gian về trình độ học vấn,...

Ngoài ra hợp đồng thông minh giúp giải quyết vấn đề “không giữ lời hứa”, tự động thực thi các điều khoản trong hợp đồng, xử lý các trường hợp vi phạm mà không có trường hợp ngoại lệ.

Ứng dụng của Blockchain trong y tế

Ứng dụng Blockchain trong y tế

Ứng dụng của Blockchain trong y tế (Nguồn: Internet)

Khi ứng dụng Blockchain vào y tế, bệnh nhân có thể kiểm soát toàn bộ dữ liệu về thông tin bệnh án, sức khỏe của họ mọi lúc và có thể cấp quyền cho người khác nếu cần thiết. Giúp việc chia sẻ thông tin hồ sơ của bệnh nhân giữa các bác sĩ, bệnh viện trở nên dễ dàng hơn. Giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc bệnh nhân. Đặc biệt, Blockchain sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về loại thuốc để tránh thuốc giả.

Ứng dụng của Blockchain trong nông nghiệp

Hơn bao giờ hết, người tiêu dùng đang rất lo ngại về nguồn gốc và vấn đề thực phẩm mà họ đang lựa chọn hằng ngày. Công nghệ Blockchain sẽ cung cấp thông tin về nguồn gốc thực phẩm và hành trình từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Sự minh bạch của chuỗi cung ứng được cải thiện đồng nghĩa với việc nâng cao sự tin tưởng của khách hàng.

Các phiên bản công nghệ Blockchain

Các phiên bản công nghệ của Blockchain

Các phiên bản công nghệ của Blockchain (Nguồn: Internet)

Công nghệ Blockchain 1.0 - Tiền tệ

Đây là phiên bản sơ khai đầu tiên của Blockchain. Với công nghệ sổ cái phân tán phi tập trung (Distributed Ledger Technology), các giao dịch diễn ra được xử lý nhanh chóng và minh bạch.

Bitcoin chính là một trong những phiên bản thành công nhất của Blockchain 1.0. Đây là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới và là nền móng cho sự phát triển của Crypto.

Công nghệ Blockchain 2.0 - Hợp đồng thông minh

Đây là phiên bản thứ 2 của công nghệ Blockchain. Với mục đích chống gian lận, vận hành và tăng sự minh bạch, hợp đồng thông minh (Smart Contract) sẽ hỗ trợ giảm chi phí xác thực trên các giao dịch Blockchain.

Với phiên bản này, Blockchain 2.0 - ví dụ điển hình là Ethereum sẽ loại bỏ toàn bộ những yếu tố cảm xúc hay đạo đức khi làm việc với con người.

Công nghệ Blockchain 3.0 - Ứng dụng phi tập trung

Blockchain 3.0 - Ứng dụng phi tập trung (DApp - Decentralized Application) không giống như các ứng dụng truyền thống, Blockchain 3.0 lưu trữ phân tán trên các kho lưu trữ phi tập trung.

Ngoài ra, các Blockchain developer có thể triển khai phần mềm này một cách độc lập và được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.

Công nghệ Blockchain 4.0 - Ứng dụng vào thực tiễn

Đây là phiên bản mới nhất hiện nay, là tổng hợp tất cả những ứng dụng từ phiên bản 1.0 tới 3.0 vào quá trình sản xuất kinh doanh trong thực tiễn.

Ví Blockchain là gì?

Ví Blockchain, ưu và nhược điểm

Ví Blockchain, ưu và nhược điểm (Nguồn: Internet)

Blockchain được thiết lập từ nền tảng hệ thống mạng lưới Blockchain - một mạng lưới dạng một chuỗi khối mắt xích, có thể lưu trữ và truyền tải thông tin trên diện rộng. Đây là một ví online lưu trữ tiền điện tử (crypto) được nghiên cứu bởi công ty phát triển phần mềm tại Luxembourg.

Ưu điểm:

  • Màu sắc đơn giản, giao diện dễ nhìn, dễ sử dụng
  • Người dùng tự nắm giữ Private Key nên tính bảo mật và độ uy tín cao

Nhược điểm

  • Thời gian tải web lâu
  • Chưa hỗ trợ nhiều loại coin

Blockchain cũng là một nghề với cơ hội phát triển nhanh trong tương lai. Nếu đang tìm hiểu và có ý định trở thành một Blockchain developer thì bạn có thể tham khảo cơ hội nghề nghiệp trên CareerViet - nơi có đa dạng các ngành nghề tại khắp nơi trên toàn quốc để bạn tham khảo. Ngoài ra để biết mình có phù hợp với Blockchain hay không, truy cập ngay Careermap để biết rõ hơn lộ trình nghề nghiệp dành riêng cho mỗi người.

Hy vọng qua bài viết trên mọi người có thể hiểu được toàn bộ những kiến thức cơ bản về công nghệ Blockchain là gì, ưu nhược điểm và tiềm năng của chúng. Tận dụng tốt công nghệ Blockchain, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng vươn lên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

BVBank - Ngân hàng Bản Việt
BVBank - Ngân hàng Bản Việt

Lương : Cạnh Tranh

Long An | Sóc Trăng | Kiên Giang

Ngân hàng TMCP Bản Việt - BVBank
Ngân hàng TMCP Bản Việt - BVBank

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT

Lương : 800 - 1,200 USD

Quảng Ninh | Hưng Yên

CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS
CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT

Lương : 800 - 1,200 USD

Quảng Ninh | Hưng Yên

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT

Lương : 1,000 - 1,500 USD

Quảng Ninh | Hưng Yên

CÔNG TY TNHH MINTHACARE
CÔNG TY TNHH MINTHACARE

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Panasonic Appliances Vietnam
Panasonic Appliances Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hưng Yên

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ
Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÊ LA
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÊ LA

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương : 35 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hưng Yên | Hà Nội

KKV Vietnam
KKV Vietnam

Lương : 28 Tr - 38 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH PHD
Công ty TNHH PHD

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CASPER VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN CASPER VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH PHD
Công ty TNHH PHD

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : Cạnh Tranh

Long An

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH CHUỖI CUNG ỨNG MEIJIN VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH CHUỖI CUNG ỨNG MEIJIN VIỆT NAM

Lương : 15 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH MINTHACARE
CÔNG TY TNHH MINTHACARE

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH TNI KING COFFEE
Công Ty TNHH TNI KING COFFEE

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty NABATI Việt Nam
Công Ty NABATI Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM

Lương : 18 Tr - 30 Tr VND

Đồng Nai

Un-Available LTD Co.,
Un-Available LTD Co.,

Lương : Lên đến 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

DIAG
DIAG

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Bình Thuận

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi

Lương : 1,000 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

Gilimex
Gilimex

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 17 Tr - 23 Tr VND

Hồ Chí Minh

Wall Street English
Wall Street English

Lương : 10 Tr - 35 Tr VND

Bình Dương

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK

Lương : 15 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | An Giang

Bài viết cùng chuyên mục "Phát triển sự nghiệp"

IT là gì? Tìm hiểu về ngành IT và cơ hội nghề nghiệp
IT là gì mà lại được nhiều người quan tâm và muốn theo học? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về ngành nghề này trong bài viết sau đây nhé!
CareerViet ra mắt bản tin Talent Community trên LinkedIn: Cập nhật xu hướng thị trường lao động và cẩm nang nghề nghiệp ngay trong tầm tay!
Bạn đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới đầy tiềm năng? Hay mong muốn cập nhật những xu hướng mới nhất trong thị trường lao động? Bản tin “Talent Community” của CareerViet chính là chìa khóa giúp bạn chinh phục mọi mục tiêu nghề nghiệp!
SME là gì? Phân biệt các doanh nghiệp SME và Startup
SME là gì? Sự khác nhau giữa các doanh nghiệp SME và Startup là gì? Cùng CareerViet tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp SME ngay!
Kick off là gì? Bí quyết tổ chức kick off hiệu quả
Kick off là gì? Cùng CareerViet tìm hiểu các thông tin cần biết về Kick Off Meeting và cách để tổ chức Kick Off dự án hiệu quả. Click để xem ngay!
Nội quy công ty là gì? Những nội dung phổ biến trong nội quy công ty
Nội quy công ty là gì? Cùng CareerViet tìm hiểu những nội dung phổ biến cần có trong nội quy công ty hiện nay. Click để xem ngay!
Doanh số là gì? Phân biệt doanh thu và doanh số
Doanh số là tổng lợi nhuận mà một doanh nghiệp đã thu hoặc chưa thu sau một tuần, một tháng, một quý hoặc một năm từ việc bán hàng, dịch vụ…
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback