GM - General Manager là gì? Mô tả công việc, mức lương GM bao nhiêu?

Lượt xem: 21,350

Không chỉ những nhân viên văn phòng làm trong các doanh nghiệp nước ngoài mới cần biết đến các chức danh bằng tiếng anh, vì hiện nay rất nhiều giấy tờ và văn bản có sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh cơ bản này. Bên cạnh đó, một số lượng lớn các thuật ngữ chức danh mới toanh được đưa ra trong những năm gần đây và rất dễ khiến bạn nhầm lẫn khi tìm hiểu. Chính vì vậy, trong bài viết lần này chúng ta cùng tìm hiểu chức danh tiêu biểu nhất trong doanh nghiệp, để xem GM là gì? Và họ sẽ làm gì với chức danh đó? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tổng quan về General Manager

Chức năng và nhiệm vụ của General Manager

Chức năng và nhiệm vụ của General Manager (Nguồn: Internet)

General Manager là gì?

Khi tìm kiếm cụm từ “GM là gì" trên Google bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin khác nhau. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp, GM là viết tắt của cụm từ General Manager - một thuật ngữ chỉ chức vụ quản lý cấp cao. Bạn cũng có thể hiểu GM là vị trí giám đốc điều hành hoặc tổng quản lý trong doanh nghiệp. Họ thường đảm nhiệm vai trò quản lý toàn diện về mặt tài chính và giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

Một điểm đáng lưu ý khác là không phải doanh nghiệp nào cũng có chức vụ General Manager. Thực tế cho thấy thuật ngữ chức danh này được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực nhà hàng hoặc khách sạn.

Mô tả công việc của một General Manager trong khách sạn

Hiện nay, GM là người giữ chức vụ cao nhất trong khách sạn, vì vậy công việc của họ cũng rất phức tạp và áp lực. Vậy công việc cụ thể của GM là gì?

Phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô của mỗi khách sạn mà GM sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên vị trí này thường làm những công việc chung như sau:

  • Phối hợp với các bộ phận liên quan lập kế hoạch kinh doanh định kỳ hàng tháng, quý, năm cho khách sạn và triển khai thực hiện các kế hoạch đó.
  • Chịu trách nhiệm trực tiếp về các kế hoạch Marketing, quản lý ngân sách, doanh thu và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
  • Quản lý và giám sát các bộ phận trong khách sạn và đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn được tối ưu nhất.
  • Nghiên cứu, đánh giá xu hướng phát triển của thị trường, khảo sát nhu cầu của khách hàng kết hợp theo dõi tình hình kinh doanh định kỳ của khách sạn; từ đó đưa ra những phương án phát triển phù hợp.
  • Tìm kiếm phương án cải thiện chất lượng dịch vụ của khách sạn để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.
  • Đón tiếp các khách hàng quan trọng, xử lý các khiếu nại và các vấn đề phát sinh mà bộ phận chuyên môn không giải quyết được.
  • Tuyển dụng và đào tạo các vị trí quản lý trong khách sạn.
  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và đảm bảo các quyền lợi cho nhân viên của khách sạn.
  • Báo cáo tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động theo định kỳ cho người đứng đầu hoặc cho chủ khách sạn.

General Manager có chức năng, nhiệm vụ gì?

Chức năng và nhiệm vụ của GM không giống nhau, vì điều này có thể phụ thuộc khá nhiều về quy mô cũng như cách thức hoạt động của từng doanh nghiệp. Họ sẽ là người đảm nhiệm các công việc khá đa dạng. Bao gồm những công việc cụ thể sau đây.

  • Giám sát và quản lý hoạt động của từng bộ phận, phòng ban. Đảm bảo cho từng bộ phận vận hành theo đúng mục tiêu, kế hoạch và tầm nhìn của doanh nghiệp đã đề ra.
  • Đánh giá hiệu quả, kết quả công việc của từng bộ phận, phòng ban. Đánh giá cụ thể từng thành viên trong bộ phận đó.
  • Kiểm tra việc thực hiện và ra quyết định về giải pháp hỗ trợ các vấn đề chưa được xử lý.
  • Tiếp nhận và trực tiếp xử lý các tình huống, vấn đề hay sự cố bất ngờ xảy ra trong doanh nghiệp.

Có thể thấy, General Manager là một vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Quyền hạn của GM được gắn liền với những trách nhiệm từ quản trị, nhân sự, Marketing, hoạch định phát triển cho đến báo cáo tài chính, ngân sách,... quản lý mọi hoạt động liên quan đến công ty, doanh nghiệp.

So sánh sự khác nhau giữa General Director và General Manager

Bên cạnh General Manager, một thuật ngữ chức danh khác mà bạn có thể gặp thường xuyên là General Director. General Director là giám đốc điều hành cấp cao của một tổ chức, thường là giám đốc điều hành (CEO) trong một tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ hoặc doanh nghiệp. General Director làm việc dưới quyền của Hội đồng quản trị, đồng thời chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

General Manager và General Director đều được dùng để chỉ các vị trí cấp cao, nhưng trên thực tế, chức năng và nhiệm vụ của hai vị trí này khá khác nhau. Cụ thể:

  • Cấp độ quản lý

GM giám sát trực tiếp nhân sự thuộc cấp quản lý. Họ giám sát các hoạt động kinh doanh, hợp tác và quản lý con người. Ngoài ra, General Manager còn có nhiệm vụ tăng cường hiệu quả quản lý bằng cách tuyển dụng, định hướng, tập huấn và hướng các quản lý cấp dưới. Vị trí này cần báo cáo công việc và phối hợp với General Director trong việc tổ chức thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.

General Director giám sát trực tiếp công việc của nhân sự cấp cao, trong đó có General Manager. Tuy nhiên, đôi khi chức năng và nhiệm vụ của hai vị trí này bị chồng chéo, đặc biệt là ở những doanh nghiệp mới.

  • Vai trò và tầm nhìn

General Manager thực hiện theo các định hướng, kế hoạch và chiến lược của General Director nên không phải chịu trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra.

General Director là người đưa ra định hướng, lập kế hoạch, hoạch định chiến lược và phương hướng phát triển cho công ty, doanh nghiệp. Vì thế, họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho các quyết định của mình.

Yêu cầu để trở thành một General Manager

Để trở thành General Manager, ứng viên cần có kinh nghiệm cũng như kiến thức ở tất cả các khía cạnh của kinh doanh như tài chính, kinh doanh, kế toán, marketing, nhân sự, định hướng và phân tích, có khả năng điều hành các quy trình và hoạt động của doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp lớn, General Manager cần có khả năng thực hiện nhiều chức năng, công việc và cần phát triển khả năng một cách liên tục qua nhiều năm làm việc. Họ cần có kỹ năng cá nhân, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng phân tích và kỹ năng giao tiếp.

Việc trở thành General Manager không phải một điều dễ dàng và để làm tốt vị trí này cũng rất khó. Họ chính là người vận hành và chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. GM cần đảm bảo được việc thực hiện những hoạt động theo kế hoạch, chiến lược đã được đặt ra cũng như nhìn vào tương lai của doanh nghiệp và đưa ra những lời khuyên hoặc quyết định đầu tư phù hợp. Bên cạnh đó, họ còn cần hỗ trợ việc duy trì môi trường văn hóa doanh nghiệp.

Mức lương của GM (General Manager) là bao nhiêu?

Mức lương của General Manager hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương của General Manager hiện nay là bao nhiêu? (Nguồn: Internet)

General Manager là một trong những vị trí quản lý cấp cao và đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy mức lương của vị trí này rất cao. Theo khảo sát của Vietnamsalary, mức lương của General Manager hiện nay vào khoảng 42,2 - 50,8 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất lên tới 115 triệu/tháng. Mức lương chênh lệch lớn là do quy mô và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Trở thành General Manager không chỉ có được mức lương mơ ước mà bạn còn có được rất nhiều mối quan hệ tốt trong công việc như mối quan hệ với nhân viên, các nhà quản trị và đối tác làm ăn.

Tìm việc làm General Manager, General Director có khó không?

Đối với doanh nghiệp, hai vị trí General Manager và General Director rất khó để tuyển dụng vì trên thị trường lao động các nhân sự cấp cao thế này rất ít, để tìm được người phù hợp với văn hoá, môi trường của doanh nghiệp lại càng khó hơn.

Đối với ứng viên, General Manager và General Director là vị trí công việc phù hợp với những bạn muốn phát triển sự nghiệp trong vai trò người lãnh đạo. Nếu bạn đang tìm cho mình một cơ hội việc làm General Manager hoặc General Director lương cao thì hãy đến với CareerViet. Tại đây bạn sẽ được cập nhật những thông tin việc làm mới nhất thuộc đa dạng lĩnh vực. Chỉ với vài thao tác đơn giản bạn sẽ tìm được công việc phù hợp và ứng tuyển trực tuyến dễ dàng.

Tham khảo lộ trình nghề nghiệp của GM

Lộ trình thăng tiến để trở thành General Manager

Lộ trình thăng tiến để trở thành General Manager (Nguồn: Internet)

Để trở thành một General Manager chuyên nghiệp bạn cần phải trải qua một quá trình khá gian nan. Hơn 60% General Manager tương lai thường đóng vai trò nhỏ ở một doanh nghiệp nào đó ở thời điểm bắt đầu xây dựng sự nghiệp. Và theo nghiên cứu, hơn ⅓ General Manager tương lai đều có bước tiến nhảy vọt trong 10 năm đầu làm việc, điều này giúp họ tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Nếu General Manager dám đảm nhận và khắc phục được những rủi ro mà doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ thì khả năng cao vị trí CEO sẽ thuộc về họ. Hơn 30% các cựu CEO đều đến từ những doanh nghiệp gần như sụp đổ, nhưng với cách xử lý tài tình, không những giúp doanh nghiệp ổn định mà còn phát triển hơn. Bạn có thể truy cập CareerMap.vn để tìm kiếm lộ trình phát triển cho vị trí công việc này, từ đó giúp bạn định hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Những câu hỏi thường gặp về GM là gì?

GM là chức vụ gì?

Trong doanh nghiệp, người ta dùng thuật ngữ GM để chỉ một chức vụ được gọi là tổng giám đốc hay tổng quản lý. Trong cơ cấu của các khách sạn thì GM chính là chức vụ cao nhất. Họ không làm việc dưới quyền của CEO, họ là những người đưa ra quyết định, quản lý và vận hành toàn bộ những hoạt động liên quan đến nhân sự, tài chính, dịch vụ cung cấp và các vấn đề khác của khách sạn.

GM là gì trong kinh doanh

GM là người có trách nhiệm điều phối, lập kế hoạch, chiến lược và đưa ra các quyết định có lợi nhất cho công ty. Họ đưa ra các chiến lược và thực hiện các chiến lược đó nhằm đưa doanh nghiệp phát triển. Thêm vào đó, các GM cũng có trách nhiệm quản lý dự án và nhân sự của doanh nghiệp.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ GM là gì. Nếu bạn đang tìm kiếm những cơ hội việc làm GM, hãy truy cập vào CareerViet - một trong những trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các mẫu CV có sẵn tại CV hay để việc thiết kế CV trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Tìm việc làm tại Biên Hòa Đồng Nai mới nhất | Tìm việc làm tài xế B2 tại TPHCM | Việc làm tài xế TPHCM

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Mega Lifesciences (Vietnam)
Mega Lifesciences (Vietnam)

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ GALAXY
CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ GALAXY

Lương: 22 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN C'EST BON BAKERY
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN C'EST BON BAKERY

Lương: 25 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN MINANO GROUP
CÔNG TY CỔ PHẦN MINANO GROUP

Lương: 11 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội | Hưng Yên | Vĩnh Phúc

CÔNG TY TNHH WONDERPLUS
CÔNG TY TNHH WONDERPLUS

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Schenker Vietnam Co. Ltd
Schenker Vietnam Co. Ltd

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SATORI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SATORI

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Bằng Sông Cửu Long

II-VI Việt Nam
II-VI Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương: 45 Tr - 60 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN
Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN

Lương: 40 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương: 60 Tr - 100 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN UNIS
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN UNIS

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Bà Rịa - Vũng Tàu

HYOSUNG
HYOSUNG

Lương: Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương: 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Nha Khoa Thiên Phúc
Công ty TNHH Nha Khoa Thiên Phúc

Lương: 10 Tr - 50 Tr VND

Đồng Nai | Hồ Chí Minh | Hà Nội

Công ty Cổ Phần Thảo Mộc Xanh
Công ty Cổ Phần Thảo Mộc Xanh

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Greystone Data Systems Việt Nam
Công ty TNHH Greystone Data Systems Việt Nam

Lương: 10 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

PNL là gì? Gợi ý phương pháp lập báo cáo hiệu quả
PNL là gì? Khám phá bí quyết lập báo cáo PNL hiệu quả, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính, tối ưu lợi nhuận & đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao mới nhất 2024
Phương pháp khấu hao giúp định giá, phân bổ hợp lý và mức độ hao mòn của tài sản qua một khoảng thời gian cụ thể. Tìm hiểu cách tính khấu hao mới nhất 2024.
Tất tần tật về ngành Trí tuệ nhân tạo: Nên hay không nên theo học?
Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính là một ngành học đang bùng nổ, thu hút đông đảo sinh viên đam mê công nghệ! Vậy ngành Trí tuệ nhân tạo có thực sự là cơ hội vàng cho bạn trong tương lai?
Ngành quản lý chất lượng là gì? Tố chất cần có khi học ngành này
Quản lý chất lượng là một công việc hoạt động, dựa trên sự phối hợp, định hướng và kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp.
Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục sự tự mãn trong công việc
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
Beauty blogger là gì? Thu nhập của beauty blogger từ đâu
Có thể nói cụm từ “Beauty blogger” đã và đang và dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đối với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông giải trí và các nền tảng mạng xã hội. Đây được xem là một ngành nghề hot và thu hút giới trẻ nhất trong những năm gần đây. Vậy bạn có biết thế nào là Beauty blogger và cách họ kiếm thu nhập từ việc làm Beauty blogger ra sao? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback