Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,623
Cấp trên phải đi công tác hoặc nghỉ phép dài ngày, bạn bận tối tăm mặt mũi. Nhưng bạn phải bình tĩnh lại. Cấp trên không ở nhà, đó không phải là một cơ hội rất tốt để bạn thể hiện mình hay sao?
Cấp trên đi vắng, rất nhiều việc mà lẽ ra ông ta phải xử lý đều đổ lên đầu bạn. Bạn hãy coi như mình đã thăng lên chức đó, suy nghĩ kỹ lưỡng từng thứ, từng thứ một, rồi cứ theo cách nghĩ của mình mà thực hiện. Tất nhiên trong quá tình suy nghĩ, nên tham khảo cách xử lý trước đó của cấp trên. Mọi việc tốt hơn cả là hãy lấy ông ta làm mẫu, để tránh sau này làm bực mình cấp trên hoặc khiến ông ta khó xử.
Ngoài công việc của cấp trên, những công việc thuộc phạm vi chức trách của mình, bạn càng phải xử lý cho tốt hơn. Từ những công việc hằng ngày cho tới những cuộc họp... bạn cần phải giữ được một sự chuyên chú nhất quán và tinh thần phấn chấn, để cho mọi người thấy rằng bạn hoàn toàn có thể đảm đương những nhiệm vụ quan trọng.
Khi cấp dưới có vấn đề gì, hãy bình tĩnh đi gặp họ với thái độ luôn luôn có thể giúp đỡ họ, đồng thời chớ có quên rằng mọi việc đều phải giữ phép lịch sự. Còn nếu ông chủ muốn hỏi ý kiến bạn về một việc gì đó, hoặc hỏi chi tiết liên quan đến những nhiệm vụ bạn làm thay cấp trên tốt hơn hết là hãy hiện thực một chút, hết sức tránh đưa ra nhiều đề nghị, phê bình, khiến cho người ta phản cảm, khó chịu.
Cấp trên của bạn phải vắng mặt tới 4 tháng, ông chủ muốn bạn tạm thời thay thế chức vụ của ông ta thì bạn phải ứng phó thế nào?
Từ trước tới nay, cấp trên vẫn là một vị cấp trên tốt của bạn, bạn rất phục ông ta, hơn nữa, lại tỏ ra rất hợp với ông ta. Thế nhưng, bạn thấy đây là một cơ hội tốt để bạn chứng minh năng lực của mình. Nếu như cố gắng thể hiện mình, bạn có thể tranh chức vụ đó. Nhưng liệu đó có phải là hành động bất nghĩa?
Có vẻ bạn đã quá nhạy cảm, hoàn toàn không phải là ta giậu đổ bìm leo, mà là ta đã chớp lấy cơ hội để vũ trang cho mình, để tích thêm ''vốn" cho cơ hội thăng tiến của mình mà thôi. Con người luôn hướng lên cao là lẽ thường tình, chỉ có điều là mọi hành động của bạn cần phải thận trọng, để tránh rơi vào sự "bất nghĩa'' thực sự. Trước tiên, chớ có lập tức đòi hỏi được thăng chức. Thứ hai là khi cấp trên đi xa về rồi, cố gắng làm việc theo cách của cấp trên, chớ có tùy tiện thêm vào những ý của mình. Nếu như bạn phải làm một số chỉnh sửa, hãy chú ý không thể làm tổn hại đến thanh danh của ông ta. Khi ông ta trở lại cương vị công tác rồi, có thể bầu không khí sẽ trở nên nhạy cảm, nhưng chỉ cần bạn thực hiện theo những nguyên tắc trên, thì tin rằng tình cảm của hai người sẽ không bị tổn thương mà bạn đã tích lũy được thêm một số vốn nhất định cho cơ hội thăng chức.
Cấp trên đột ngột bị ốm, phải nghĩ dưỡng bệnh một thời gian tương đối dài. Vậy thì, đây khác nào một cơ hội lớn để bạn rèn luyện mình, thể hiện mình.
Cho dù tình hình trước mắt cho thấy hoàn toàn không có cơ hội lên chức được, thế nhưng sức hấp dẫn và cái tài của bạn được phát huy, trong con mắt những ông chủ biết nhìn xa trông rộng thì tất nhiên sẽ không dễ bỏ qua bạn, cơ hội chỉ còn là điều sớm muộn.
Có một điểm cần chú ý, nên tránh làm phiền nhiễu cấp trên trừ khi thật cần thiết. Gặp vấn đề khó khăn, hãy bằng sự phán đoán của mình, còn một số quyết định quan trọng, tốt hơn hết là trực tiếp thỉnh giáo ông chủ. Đây là lúc để bạn thể hiện tài trí và gây sự chú ý của cấp trên.
Cấp trên đã làm việc cùng bạn nhiều năm, gần đây lại được điều đi bộ phận khác nắm giữ chức vụ quan trọng hơn, nhưng chỗ của ông vẫn còn trống. Chớ có nóng ruột, trước tiên hãy nghiên cứu những thông lệ trước đó của công ty.
Một số công ty không quen tìm người thay thế một cách vội vàng đại khái mà trước khi quyết định, lãnh đạo, quản lý phải nhóm họp để nghiên cứu.
Cũng có những công ty tuyệt đối không cất nhắc các nhân viên nội bộ lên thay thế một số chức vụ nào đó. Nếu công ty của bạn thuộc nhóm thứ nhất bạn hãy chủ động tìm gặp ông chủ, tốt hơn hết là trước khi họ nhóm họp, bày tỏ nỗi lòng với ông ta để ông ta rõ được năng lực và cảm nhận của bạn khi đảm nhiệm chức vụ đó; tin rằng sẽ có những ảnh hưởng nhất định.
Nếu công ty của bạn thuộc nhóm thứ hai, khuyên bạn hãy bình tĩnh mà ứng chiến, giữ thái độ lặng lẽ quan sát, nếu thấy không như mong muốn thì tính cách khác.
Nếu không thuộc nhóm nào như trên, bạn có thể dò hỏi các đồng nghiệp phòng nhân sự, xem công ty có phải đã công khai tuyển người mới hay là đã chọn người trong nội bộ để chuẩn bị tính bước tiếp theo.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: (Theo KH & CN)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này