Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 40,791
Mặc dù là một nghề khá mới nhưng UI/UX Designer không còn xa lạ với nhiều người. Hơn hết, đây là công việc có vai trò quan trọng cùng với khả năng thăng tiến cao. Vậy làm UI/UX Designer là gì? Công việc của UI/UX Designer như thế nào ? Sự khác biệt giữa người thiết kế UX và UI là gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
UI là viết tắt của User Interface, có thể hiểu là giao diện người dùng. Nói một cách đơn giản nhất, UI bao gồm mọi thứ mà người dùng có thể nhìn thấy, chẳng hạn như: màu sắc trang web, bố cục bố cục, phông chữ của trang web hoặc ứng dụng sử dụng,…
Những định dạng phổ biến của UI:
- Giao diện đồ họa người dùng – Graphical user interfaces (GUIs): Đây là khái niệm thường gặp nhất. Người dùng sẽ tương tác sản phẩm, dịch vụ thông qua các bảng điều khiển trên các thiết bị.
- Giao diện người dùng bằng giọng nói – Voice-controlled interfaces (VUIs): Tức là người dùng tương tác sản phẩm, dịch vụ thông qua giọng nói. Các trợ lý ảo trên điện thoại được xem là một VUIs.
- Giao diện dựa trên cử chỉ – Gesture-based interfaces: Người dùng tương tác với không gian 3D trong thiết kế thông qua cử chỉ, hành động nào đó. Ví dụ như hành động của các game thực tế ảo.
Khái niệm cơ bản về UI và UX
UX là viết tắt của User Experience, được hiểu là trải nghiệm người dùng. Nói một cách đơn giản, UX là những gì người dùng nói khi họ sử dụng một sản phẩm. Ví dụ: Trang web hoặc ứng dụng của bạn có dễ sử dụng không và bố cục sắp xếp có thân thiện với người dùng không?
Nếu công nghệ UI chỉ tập trung vào các yếu tố ngoại hình, giao diện người dùng và thẩm mỹ ở “bề nổi” thì các nhà thiết kế UX lại tập trung vào các yếu tố bên trong. Điều này cho phép người dùng trải nghiệm và sử dụng các tính năng của website một cách dễ dàng, thuận tiện và mượt mà.
UX là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng về nội dung đối với một website
UI và UX có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về lý thuyết, UI tạo ra các yếu tố để người dùng có thể tương tác với một sản phẩm, trong khi UX là trải nghiệm mà người dùng có được khi tương tác với một sản phẩm.
Nếu giao diện người dùng đẹp nhưng sản phẩm không mang lại sự tiện dụng và thuận tiện cho người dùng thì cũng vô ích. Nhưng nếu chỉ tập trung vào trải nghiệm người dùng thì sản phẩm sẽ không bắt mắt và không thu hút được người dùng.
Sự khác nhau của UI Designer và UX Designer
Về cơ bản, UI sẽ có tác động rất lớn đến UX. Người dùng sẽ cảm thấy khó chịu nếu giao diện có quá nhiều lỗi, hoạt động chậm và cần nhiều bước để thực hiện một thao tác. Nếu giao diện người dùng được tối ưu hóa thì trải nghiệm người dùng cũng tốt hơn.
Một sản phẩm, phần mềm tốt cần cân bằng giữa UI và UX, tức là cần có thiết kế đẹp nhưng cũng phải mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
Trong thiết kế, giao diện người dùng đóng vai trò là bộ phận truyền tải thông tin đến người dùng từ các nhà thiết kế, nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm. Khi đó, UI Designer đóng vai trò là người lập trình và người thiết kế giao diện sản phẩm để bất kỳ ai cũng có thể hiểu và sử dụng sản phẩm của họ.
Vị trí thiết kế UI/UX là gì?
Công việc của UX designer là nghiên cứu, đánh giá các thói quen và cách khách hàng sử dụng phần mềm hoặc ứng dụng, sau đó lập trình, thiết kế trang web/ứng dụng đáp ứng theo nhu cầu khách hàng.
Việc sử dụng và đánh giá ở đây có thể dựa trên các tiêu chí như: dễ sử dụng, tiện lợi, hiệu quả khi sử dụng hệ thống.
Ví dụ: Hiện tại bạn đang xem bài viết này trên website CareerViet.vn, bạn đang tìm kiếm thông tin, kiến thức về trang nhưng nếu CareerViet chèn quá nhiều quảng cáo sẽ gây khó chịu đến trải nghiệm của bạn. Như vậy UX của CareerViet chưa tốt.
Vì vậy, CareerViet luôn cố gắng cân bằng giữa UI/UX để người xem có những trải nghiệm tốt nhất trên website. Tóm lại: UI là thứ mà người dùng nhìn thấy. UX là cách người dùng sử dụng website hoặc ứng dụng nào đó. Một website hoặc ứng dụng có thể có UI đẹp nhưng UX không tốt và ngược lại.
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Trí tuệ nhân tạo (AI) là thuật ngữ viết tắt của "Artificial Intelligence". Đây là khái niệm đề cập đến khả năng của các hệ thống kỹ thuật số được lập trình để tự động hóa các hoạt động và thực hiện các hành vi thông minh tương tự như con người.
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Trí tuệ nhân tạo (AI) là thuật ngữ viết tắt của "Artificial Intelligence" (Nguồn: Internet)
Trí tuệ nhân tạo (AI) mang trong mình tiềm năng lớn đối với ngành thiết kế, nhưng để khai thác hết tiềm năng này, những quan niệm sai lầm xoay quanh AI cần được giải thích rõ ràng. Thay vì coi AI như một loại "trí tuệ nhân tạo" với những tính năng như ma thuật, người thiết kế nên suy nghĩ về AI như một dạng "trí tuệ bổ sung".
Robot không thay thế được người thiết kế. Gần đây, CEO của IBM, Ginni Rometty, đã nhấn mạnh rằng "If I considered the initials AI, I would have preferred augmented intelligence.
AI sẽ chủ yếu liên quan đến việc tối ưu hóa và tăng tốc độ. Người thiết kế làm việc với AI có thể tạo ra các thiết kế nhanh hơn và giá rẻ hơn nhờ tốc độ và hiệu quả làm việc tăng lên. Sức mạnh của AI nằm ở tốc độ mà nó có thể phân tích lượng lớn dữ liệu và đề xuất điều chỉnh thiết kế. Người thiết kế sau đó có thể lựa chọn và phê duyệt các điều chỉnh dựa trên dữ liệu đó.
Trí tuệ nhân tạo (AI) mang trong mình tiềm năng lớn đối với ngành thiết kế UI/UX (Nguồn: Internet)
Ngoài những ChatGPT, hiện nay có rất nhiều Boxchat AI khác có thể coding và cho bạn cái nhìn tổng quan khi thực hiện thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng hiệu quả. Ví dụ như: NotionAI, Microsoft''s Bing ChatGPT, Jasper, YouChat, Chatsonic của Writesonic, Socratic của Google,...
Microsoft''s Bing ChatGPT - Chatbox AI được phát triển bởi Microsoft (Nguồn: Internet)
AI có thể giúp tự động phân tích dữ liệu người dùng như định vị người dùng, lịch sử tương tác, hành vi sử dụng, và phản hồi người dùng. Dữ liệu này có thể được sử dụng để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, đưa ra đề xuất hoặc cải tiến sản phẩm dựa trên nhu cầu và hành vi thực tế của người dùng.
AI có thể tự động tạo ra các mẫu thiết kế dựa trên dữ liệu đầu vào và các nguyên tắc thiết kế đã được định nghĩa trước đó. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình thiết kế và giúp nhà thiết kế có thể thử nghiệm và lựa chọn từ nhiều tùy chọn mẫu khác nhau.
AI có thể đề xuất các phương án thiết kế dựa trên dữ liệu đầu vào và thông tin từ người dùng. Các phương án này có thể đóng vai trò như ý tưởng ban đầu cho các dự án thiết kế hoặc cung cấp lời đề xuất cho các phương án cải tiến sản phẩm hiện tại.
AI có thể giúp đánh giá độ tương thích của giao diện người dùng trên các nền tảng và thiết bị khác nhau, từ máy tính để bàn đến điện thoại di động hay tablet. Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán và trải nghiệm người dùng tốt trên các nền tảng khác nhau.
AI có thể học từ dữ liệu người dùng, đồng thời điều chỉnh và tối ưu hóa sản phẩm UX/UI dựa trên phản hồi và phản ứng của người dùng thực tế. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng theo thời gian, tối ưu hóa tính năng và giao diện người dùng để đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của người dùng.
AI có thể sử dụng dữ liệu về hành vi người dùng để dự đoán các hành vi tiếp theo của người dùng. Ví dụ như dự đoán các động tác của người dùng trong quá trình tương tác với giao diện người dùng, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cung cấp các tính năng phù hợp.
AI có thể tạo ra nội dung động như hình ảnh động, video hoặc hoạt họa dựa trên dữ liệu đầu vào. Điều này giúp tăng tính hấp dẫn và tương tác của sản phẩm, thu hút sự chú ý của người dùng và cải thiện trải nghiệm người dùng.
AI có thể phát hiện lỗi trong giao diện người dùng, ví dụ như kiểm tra tính đúng đắn của các liên kết, biểu mẫu hoặc tính năng. Ngoài ra, AI cũng có thể đề xuất các sửa chữa tự động để khắc phục các lỗi này, giúp cải thiện tính ổn định và chất lượng của sản phẩm UX/UI.
Tóm lại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và thiết kế giao diện người dùng (UI) mang lại nhiều lợi ích, từ tối ưu hóa quá trình thiết kế, cải thiện trải nghiệm người dùng, đề xuất các phương án thiết kế, đánh giá tính tương thích đa nền tảng, tối ưu hóa dựa trên học máy, tạo nội dung động và phát hiện lỗi và sửa chữa tự động. Nhờ vào khả năng tự động hoá và học tập của trí tuệ nhân tạo, UX/UI Design có thể tiếp tục phát triển và cải tiến để đáp ứng tốt hơn với nhu cầu người dùng.
Tuy phát triển UX và UI là hai công việc luôn có quan hệ mật thiết với nhau nhưng công việc của 2 bộ phận này vẫn có những đặc điểm và tính chất riêng.
Một số công việc chính của UI Designer như sau:
- Đánh giá, phân tích và nghiên cứu thiết kế đồ họa theo nhu cầu của khách hàng: Nghiên cứu chi tiết khách hàng để xây dựng hình ảnh, giao diện, hướng dẫn sử dụng và phát triển đồ họa để thể hiện thông tin, xây dựng lòng trung thành và sự tin cậy của khách hàng.
- Xây dựng nguyên mẫu để tạo tương tác tốt với khách hàng và phải tương thích với kích thước hiển thị trên web cũng như ứng dụng dành cho thiết bị di động.
- Điều hướng người dùng và xây dựng cốt truyện (storylines).
Công việc của một UI Designer
Một số công việc chính của UX Designer như sau:
- Lên ý tưởng thiết kế sau đó phát triển thành các tính năng và ứng dụng.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phân tích đối thủ cạnh tranh, khảo sát người dùng phục vụ nghiên cứu hành vi, cách tương tác của người dùng để xây dựng chiến lược nội dung cho trang web hoặc ứng dụng.
- Xây dựng sản phẩm cho đến khi hoàn thiện.
- Hợp tác cùng UI designer để hoàn thiện trang web/ứng dụng, đồng thời giám sát, theo dõi và tiến hành chỉnh sửa.
Bằng khả năng thấu hiểu và phán đoán, UI/UX Designer có thể biết được hành vi, nhu cầu sử dụng của khách hàng, cuối cùng tạo ra một sản phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu đó.
Công việc của UI/UX Designer luôn đi kèm với việc lắng nghe và tiếp nhận nhiều luồng ý kiến từ cả khách hàng lẫn chuyên gia nên đòi hỏi khả năng lắng nghe và học hỏi rất cao.
Các nhà thiết kế UI/UX không chỉ cần quan sát tỉ mỉ đến các chi tiết nhỏ nhặt mà còn phải luôn biết cách làm cho mọi thứ xung quanh trở nên thu hút và hấp dẫn, chẳng hạn như thông điệp của sản phẩm truyền tải đến người dùng.
Cả hai công việc đều làm việc trực tiếp với con người và máy móc, bạn cần phải là người biết lắng nghe và có khả năng giao tiếp với nhiều bên liên quan hoặc khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn có những thiết kế độc đáo và ấn tượng.
Đặc biệt, bạn cũng phải có tinh thần chấp nhận đóng góp. Đôi lúc các phản hồi về giao diện hay trải nghiệm người dùng sẽ khó nghe, nhưng nếu bạn không tiếp nhận thì bạn sẽ khó tiến bộ.
Không nghi ngờ gì nữa, kỹ năng thiết kế là điều kiện cần để trở thành UI/UX Designer. Không chỉ cần thiết kế đẹp mà họ cũng cần phải duy trì hiệu quả công việc ngay cả khi làm việc theo nhóm hoặc độc lập.
Khả năng sáng tạo là rất quan trọng
Vì vậy, nếu kỹ năng thiết kế của bạn không ở mức thành thạo, bạn sẽ thấy rằng đây là một công việc rất khó khăn. Đặc trưng của lĩnh vực thiết kế là khả năng sáng tạo. Cùng một vấn đề, cùng một sản phẩm nhưng sẽ ra nhiều giao diện khác nhau, hình dáng khác nhau tùy theo khả năng sáng tạo của người thiết kế. Điều này sẽ giúp các công ty tạo ra cá tính riêng của họ trên thị trường.
Nếu chỉ dừng lại ở việc thu thập dữ liệu, bạn khó mà trở thành một nhà thiết kế thành công. Do đó, việc xử lý và phân tích dữ liệu sẽ giúp người thiết kế hình dung được thói quen, tâm lý, sở thích của người dùng mục tiêu. Đồng thời, việc quan sát sẽ giúp các UI/UX Designer nhạy bén hơn với các con số và con chữ. Từ đó có thể điều chỉnh thiết kế và đưa ra các chính sách phát triển phù hợp.
Ngoại ngữ đóng một phần quan trọng trong thiết kế. Khi có vốn ngoại ngữ tốt, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài liệu nước ngoài để nâng cao khả năng của mình.
Đồng thời, bạn cũng có thể mở rộng mối quan hệ của mình để liên tục học hỏi và có nhiều dữ liệu đa dạng hơn về khách hàng của mình.
Nhìn chung các công ty đều có tiêu chí tuyển dụng UI/UX Designer khá cao. Để trở thành một UI Designer chuyên nghiệp, ứng viên phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản về mặt chuyên môn như:
- Vốn kiến thức về visual branding: typography, color theory (lý thuyết sắc màu), icon design (thiết kế biểu tượng),...
- Có nền tảng vững chắc về wireframing (thiết kế phác thảo cấu trúc) và prototyping (tạo mẫu).
- Kiến thức nâng cao về responsive design (thiết kế web đáp ứng).
- Kỹ năng thiết kế hình họa và tương tác.
Một nhà thiết kế UX/UI cần có những kiến thức chuyên môn gì?
Đối với công việc UX Designer, yêu cầu kiến thức bắt buộc là:
- Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ nghiên cứu, phân tích người dùng.
- Nắm rõ kiến thức về wireframing và prototyping.
- Hiểu biết sâu về cấu trúc thông tin.
- Có khả năng kiểm thử khả năng sử dụng(User and usability testing).
Để ứng tuyển việc làm UI/UX Designer, ứng viên phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm thiết kế UI/UX cơ bản. Nếu không, ứng viên phải có 6 tháng kinh nghiệm thiết kế UI/UX trong cùng lĩnh vực sản phẩm với doanh nghiệp ứng tuyển.
Tùy theo tính chất và quy mô doanh nghiệp mà tiêu chí tuyển dụng UI/UX Designer sẽ khác nhau. Để có thông tin chính xác nhất, ứng viên có thể tìm hiểu về việc làm UI/UX designer trên website CareerViet.vn.
Tùy theo năng lực và quy mô công ty bạn ứng tuyển mà mức lương sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mức lương UI/UX Designer khá hấp dẫn, dao động trong khoảng 12 – 26 triệu cho ứng viên có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên. Mức lương trung bình trên dưới 20 triệu đồng/tháng.
Mức lương hấp dẫn đi kèm áp lực lớn
Trên đây là những chia sẻ của CareerViet về UI/UX Designer và các vấn đề liên quan. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu UI/UX Design là gì, công việc của UI/UX Designer như thế nào để lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm ở Quận 8 | Tìm việc Quận 9 | Việc làm 4 tiếng 1 ngày TPHCM
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này