Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,955
Trong quá trình thực hiện một dự án, bản brief được xem là ngọn đuốc dẫn đường, là cơ sở để xây dựng mục tiêu và ý tưởng. Đây không chỉ là một tài liệu đơn thuần, mà còn là tiền đề tạo nên sự thống nhất và thành công cho mọi dự án. Vậy brief là gì và những yếu tố nào tạo nên một bản brief chi tiết và hoàn hảo? Hãy cùng CareerViet khám phá qua bài viết này ngay sau đây nhé.
>>> Xem thêm:
Một brief (tiếng Việt có thể hiểu là bản tóm tắt) là tài liệu cung cấp thông tin chi tiết và hướng dẫn của khách hàng (Client) gửi đến với các công ty dịch vụ Marketing (Agency). Trong ngành quảng cáo, thiết kế đồ họa và nhiều lĩnh vực khác trong dịch vụ Marketing, Brief đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện dự án một cách hiệu quả.
Communication brief là một dạng brief được sử dụng bởi khách hàng và bộ phận Account trong công ty để trao đổi, truyền đạt thông tin và triển khai các chiến dịch truyền thông. Communication brief xây dựng dựa trên nguyên tắc 5W1H, gồm What, When, Where, Why, Who.
Creative Brief, hay bản tóm tắt/định hướng sáng tạo, đó là tài liệu tổng hợp thông tin về các khía cạnh của một sản phẩm sáng tạo từ phía khách hàng. Mục tiêu chính của nó là đảm bảo rằng đội ngũ của Agency, đặc biệt là team Creative, có thể phát triển chiến dịch truyền thông theo hướng chính xác. Một cách dễ hiểu hơn, bạn có thể tưởng tượng Creative Brief như bản đồ dẫn đường tới kho báu. Nó không chỉ chỉ dẫn bạn đi ngắn nhất đến đích mà còn cung cấp hướng dẫn cách để mở kho báu sao cho đúng và nhanh nhất.
>>> Xem thêm:Target là gì? Cách target thị trường mục tiêu hiệu quả
Creative Brief - chìa khóa để tạo nên sự sáng tạo độc đáo - Nguồn: Internet
Mục tiêu của một dự án là kim chỉ nam của mọi hoạt động. Brief giúp xác định mục tiêu một cách rõ ràng và cụ thể. Nó tạo ra một hướng dẫn chung, giúp đảm bảo rằng mọi người đang làm việc với cùng một hướng phát triển và có cái nhìn chung về mục tiêu. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi quyết định và hoạt động đều liên quan đến mục tiêu cuối cùng.
Khi có một bản brief chi tiết, các thành viên trong dự án sẽ hiểu rõ những gì cần thực hiện và cách thức thực hiện nó. Điều này giúp quản lý thời gian hiệu quả, tránh sai sót không cần thiết và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực. Thay vì phải chỉnh sửa do sự hiểu sai, mọi người có thể làm việc hiệu quả hơn ngay từ đầu dựa trên bản brief đã thống nhất.
Một bản brief tốt không chỉ định hình mục tiêu và thông điệp, mà còn xác định cách thức thể hiện chúng. Điều này giúp tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ dự án. Từ cách chọn hình ảnh đến lựa chọn từ ngữ, tất cả đều thể hiện được những yêu cầu mà thương hiệu mong muốn.
Brief là một công cụ mạnh mẽ để tạo điểm khởi đầu tốt cho mọi dự án. Bằng cách đảm bảo mọi người trong dự án hiểu rõ mục tiêu, thông điệp và cách thức thể hiện, khả năng thành công của dự án sẽ được nâng cao. Các quyết định được đưa ra sẽ dựa trên căn cứ chính xác và sự thống nhất, đồng thời giúp tránh được các sai lầm không đáng có.
>>> Xem thêm:SWOT là gì? Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng mô hình SWOT
.
Brief là nền tảng quan trọng để định hình mục tiêu và thể hiện ý tưởng - Nguồn: Internet
Một bản brief tốt không chỉ đơn thuần là một tài liệu hướng dẫn, mà còn là cơ sở để xây dựng và thể hiện ý tưởng một cách hiệu quả. Để đảm bảo rằng bản brief thực sự có giá trị và có thể hỗ trợ cho dự án, có một số yếu tố quan trọng cần được tuân thủ.
Một bản brief cần phải ngắn gọn, tập trung vào những thông tin quan trọng. Không nên quá dài và chi tiết, vì điều này có thể làm mất sự tập trung và làm mà mất trọng điểm. Đảm bảo rằng mọi thông tin được trình bày một cách súc tích, dễ dàng để người đọc có thể nắm bắt nhanh chóng.
Mục tiêu của dự án cần được xác định một cách rõ ràng và cụ thể. Bản brief cần phải mô tả mục tiêu mà dự án đang hướng đến, giúp đội ngũ thực hiện hiểu rõ hơn về mục đích cuối cùng. Mục tiêu giúp xác định hướng thể hiện thông điệp và tạo sự thống nhất trong toàn bộ dự án.
Ngân sách là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong một bản brief. Điều này giúp đội ngũ thực hiện hiểu rõ về phạm vi tài chính và tối ưu hóa nguồn lực. Bằng cách có thông tin về ngân sách, các quyết định có thể được đưa ra dễ dàng hơn, đồng thời tránh những sự thất vọng không cần thiết trong quá trình thực hiện.
Deadline, hoặc thời hạn hoàn thành, cũng là một yếu tố quan trọng trong một bản brief. Đảm bảo rằng thời hạn được đề xuất là hợp lý, cho phép đội ngũ thực hiện làm việc một cách hiệu quả mà không cần phải đẩy nhanh quá trình làm việc. Thời hạn giúp tạo sự tập trung và quản lý thời gian tốt hơn.
>>> Xem thêm:Email marketing là gì? Cách email marketing hiệu quả
Deadline hợp lý giúp quản lý dự án tốt hơn - Nguồn: Internet
Một bản brief chi tiết và đúng cấu trúc là chìa khóa để đảm bảo rằng dự án được thực hiện một cách hiệu quả. Dưới đây là cấu trúc cơ bản của một bản brief mà bạn nên tuân thủ để tạo nên sự thống nhất và thành công cho dự án.
Bắt đầu bản brief bằng việc xác định mục tiêu cụ thể của dự án. Điều này giúp định rõ mục đích cuối cùng mà bạn muốn đạt được thông qua dự án này. Mục tiêu cần phải cụ thể, đo lường được và phản ánh giá trị cốt lõi khi xây dựng thương hiệu cho dự án.
Hãy xác định rõ ai là đối tượng mục tiêu của dự án. Điều này giúp đội ngũ thực hiện hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, từ đó phát triển những ý tưởng phù hợp và truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng.
Cung cấp các thông tin cơ bản như tên dự án, tên thương hiệu và bất kỳ thông tin liên quan khác mà đội ngũ thực hiện cần biết. Điều này giúp tạo nền tảng cơ bản để dự án bắt đầu.
Bản brief phải đưa ra được các yêu cầu cụ thể cho dự án. Nội dung có thể bao gồm các yêu cầu về hình ảnh, thông điệp, quy mô, định dạng và các yếu tố khác mà bạn muốn đảm bảo được thực hiện đúng cách.
Mô tả phong cách và tone mà bạn muốn dự án thể hiện. Việc xác định rõ 2 yếu tố này giúp đảm bảo rằng thông điệp được truyền tải theo cách phù hợp với đặc trưng của thương hiệu và khách hàng.
Xác định cách bạn sẽ đánh giá hiệu suất công việc hoặc kết quả của dự án. Xây dựng quy chuẩn đánh giá cụ thể sẽ giúp xác định liệu dự án đã đạt được mục tiêu hay không, và đưa ra cơ hội để cải thiện trong tương lai.
Cung cấp các nguồn tham khảo liên quan, từ tài liệu nội bộ, nghiên cứu thị trường đến nguồn cảm hứng. Điều này giúp đội ngũ thực hiện hiểu rõ hơn về ngữ cảnh, nền tảng của những thông tin, ý tưởng được nêu.
>>> Xem thêm:Planner Là Gì? Tố Chất Cần Có Để Trở Thành Một Planner Thực Thụ
Tuân thủ cấu trúc giúp tạo nên sự thống nhất và định hướng chính xác cho dự án - Nguồn: Internet
Brief là một tài liệu quan trọng trong bất kỳ dự án sáng tạo nào. Trên đây là một số yếu tố cần lưu ý khi tạo một bản brief tiêu chuẩn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được một bản brief hiệu quả cho dự án của mình. Để tìm hiểu thêm về chi tiết cách viết brief hiệu quả, hãy truy cập website CareerViet hôm nay!
>>> Xem thêm:
Làm thế nào để brief trở nên hiệu quả hơn cho từng dự án cụ thể?
Để brief trở nên hiệu quả hơn, bạn cần hiểu rõ mục tiêu, đối tượng mục tiêu, thông điệp và yêu cầu của dự án. Trước khi tiến hành phải xác định ngôn ngữ, phong cách và yêu cầu đặc thù của ngành đó. Điều chỉnh thông điệp và tone, phong cách thiết kế cần phải tương thích với ngành và mục tiêu của dự án. Mô tả chi tiết về những yêu cầu cụ thể như hình ảnh, chất lượng, kích thước, định dạng…
Những ai cần tham gia vào quá trình tạo brief?
Những người luôn cần tham gia vào quá trình tạo brief, bao gồm: Khách hàng (hoặc chủ sở hữu dự án), Giám đốc dự án (hoặc leader). Ngoài ra, tùy thuộc vào loại dự án cụ thể, quy mô team và nhu cầu thông tin mà một số vai trò sau thường có thể tham gia: Copywriter, Designer (thiết kế đồ họa, web), Các chuyên gia khác.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này