Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 159,252
Bạn đã biết cách làm sao để đề nghị tăng lương chưa? Bạn đang mong muốn được tăng lương nhưng làm sao mở lời với sếp? Hãy viết đơn đề nghị được tăng lương chỉn chu, chính xác, thuyết phục được sếp và gửi đi đúng cách để sếp vui vẻ duyệt lương cho bạn. Tham khảo ngay cách viết đơn và làm sao để đề nghị tăng lương thành công tại CareerViet trong bài viết bên dưới.
Đơn đề nghị tăng lương là mẫu đơn kiến nghị, thông tin đến cấp trên, người quản lý về việc điều chỉnh lại mức lương, phúc lợi của người lao động. Nội dung của đơn đề nghị tăng lương không cần quá dài nhưng phải đầy đủ minh chứng và cơ sở để thuyết phục được sếp lên lương cho bạn.
Đơn đề nghị tăng lương là gì? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: 4 lý lẽ chính đáng thuyết phục sếp tăng lương
Vậy khi nào bạn cần dùng đến đơn đề nghị tăng lương hay đơn xin lên lương? Đó chính là khi bạn không hài lòng với mức lương hiện tại và có nguyện vọng tăng lương. Nhưng hãy lưu ý rằng trước khi viết phải xem xét đến các yếu tố sau:
Khi nào bạn có thể đề nghị tăng lương (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Cách nhận ra mức lương của bạn thấp hơn thị trường
Khi viết đơn đề nghị tăng lương, các thông tin bạn đề cập phải trung thực, chính xác và lưu ý chọn những minh chứng có đủ sức thuyết phục với người quản lý.
Sau đây là vài mẫu đơn xin tăng lương bạn có thể tham khảo:
Mẫu đơn đề nghị tăng lương phổ biến (Nguồn: Internet)
Mẫu Email đề nghị tăng lương (Nguồn: Internet)
Khi viết đơn xin đề xuất tăng lương, người viết cần tuân theo chặt chẽ những yêu cầu sau:
Xem thêm:
Phúc lợi tốt, mức lương có còn là yếu tố quyết định?
Dù xin lên lương là một đề nghị khá tế nhị và phải thật khéo léo để người quản lý cảm thấy việc bạn xin lên lương là hợp lý chứ không phải là đòi hỏi.
Đề cập đầy đủ thông tin cần thiết vào đơn và viết ngắn gọn (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Muốn được tăng lương, nói đi đừng chờ nữa!
Không nên so sánh mức lương của đồng nghiệp và phàn nàn với sếp (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
7 điều cần tránh khi đề nghị tăng lương
Khi sếp đọc vào những thành tích mà bạn đề cập và nhận ra bạn đang nói không đúng thực tế, họ có thể đánh giá bạn thiếu trung thực và ảnh hưởng đến uy tín của bạn.
Đưa ra được các minh chứng về hiệu quả công việc (Nguồn: Internet)
Đây là cách tốt nhất và được xem xét đến nhiều nhất, bởi chỉ khi cấp trên nhìn thấy được giá trị bạn mang lại hoàn toàn xứng đáng với mức lương bạn yêu cầu. Năng lực sẽ là thứ quyết định đến mức lương, nếu muốn được tăng lương bạn cần nỗ lực hơn vì công việc.
Xem thêm:
4 "Nghệ thuật" thuyết phục sếp
Nghiên cứu, cân nhắc cẩn trọng trước khi đưa ra mức lương mong muốn, bởi mức lương hợp lý sẽ giúp bạn dễ được thông qua hơn. Nếu đề ca mức lương quá cao, không khỏi lãnh đạo sẽ nghĩ bạn đang ra yêu sách hay quá tự cao. Trong khi đề xuất mức lương quá thấp lại làm mất khi giá trị của bạn.
Nên nghiên cứu trước mức lương, tránh đề xuất mức lương quá cao (Nguồn: Internet)
Deal lương cao hơn năng lực, chắc chắn sẽ không được thông qua mà còn để lại cái nhìn không tốt với người quản lý. Vậy nên hãy nhìn nhận lại công việc và cân nhắc thật cẩn trọng.
Bên cạnh nội dung bức thư đề nghị tăng lương, cách bạn đề xuất cũng quyết định việc bạn có thành công hay không. Đừng ngại ngùng mà bỏ qua cơ hội, hãy tìm ra cách đề xuất khéo léo để có mức lương mong muốn. Thời điểm gửi là yếu tố tác động đầu tiên khi bạn gửi đơn đề nghị lên lương, bởi tâm trạng chi phối rất nhiều đến quyết định con người. Giữa lúc công ty đang gặp khó khăn về tài chính và bạn đề xuất lên lương. Khả năng cao bạn sẽ nhận lấy một cơn mưa trách phạt do không nghĩ đến tình hình và tìm cách giúp đỡ công ty. Hãy lưu ý những lúc công ty kinh doanh có lời hay bạn vừa hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra, những lúc ai cũng vui vẻ đọc đơn đề xuất tăng lương của bạn.
Bạn có thể sẽ nhận về sự trách phạt nếu gửi đơn không đúng lúc (Nguồn: Internet)
Dù không được lên lương nhưng sếp đã bỏ ra thời gian đọc lá đơn của bạn, bạn cũng nên cảm ơn những góp ý về hạn chế của bạn, lý do bạn chưa được lên lương để cải thiện bản thân. Ngoài ra còn thể hiện văn hoá giao tiếp và sự lịch sự của bạn dù trong trường hợp nào.
Xem thêm: 4 điều chú ý khi đề nghị tăng lương
Bạn phải chứng minh cho sếp thấy mình "có giá" hơn nhiều so với mức lương hiện tại và sếp phải xem xét lại mức lương cho bạn. Bạn có khả năng cao sẽ nhận được một lời hứa mà bất kỳ ai đi làm cũng mong muốn: tăng lương.
Đừng đề nghị tăng lương chỉ vì bạn đã làm việc cho công ty rất nhiều năm, tháng. Vì dù bạn có làm việc bao lâu đi chăng nữa thì công việc hiện tại luôn phải làm tốt (đó cũng chính là lý do bạn được tuyển dụng). Thay vào đó, bạn phải chỉ cho sếp thấy được bạn đang làm tốt hơn yêu cầu hoặc bạn đang tiến hành công việc một cách sáng tạo, đạt được tỷ lệ hoàn thành công việc cao hơn mức bình thường.
Nếu bạn đã làm rất tốt công việc hiện tại của mình, hãy nhận thêm các trách nhiệm khác. Việc này cũng chứng tỏ các khả năng khác của bạn. Đừng chờ đợi người khác giao việc, hãy nhìn xung quanh và tự "xắn tay" vào làm.
Nếu có thể, bạn nên đảm nhiệm thêm công việc để tăng sự đóng góp cho công ty (Nguồn: Internet)
Ngay tại những doanh nghiệp trả lương thấp vẫn luôn tồn tại mức lương rất cao dành cho các "ngôi sao". Đó là do doanh nghiệp sợ nhân viên giỏi đi mất sẽ khiến cho họ cái giá họ phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, khi đề nghị tăng lương, hãy chuyển tải thông điệp đến sếp rằng bạn đang là một "ngôi sao". Điều này không chỉ giúp bạn được tăng lương mà còn khiến bạn luôn gặp thuận lợi trong công việc và nhận được sự kỳ vọng trong công ty. Kỳ vọng của mọi người là thứ có thể đo đạc được. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình, mọi người sẽ biết. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình một cách xuất sắc, bạn nên "nhắc nhở" mọi người về những kỳ vọng họ đã dành cho bạn và bạn đã đáp ứng những kỳ vọng đó như thế nào. Vì vậy, "thước đo" đặc biệt của một "ngôi sao" công sở hiện đại phải là: biết cách "quảng bá" thành tích đạt được mà không cần lên tiếng ồn ào.
Những nhân viên có động lực làm việc thường dễ được đề bạt gấp đôi những nhân viên chẳng có tham vọng gì. Động lực làm việc sẽ giúp bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, và theo thời gian, nhất định bạn sẽ được tăng lương. Động lực làm việc cũng giúp bạn nhìn ra phương thức để khai thác hết tiềm năng của bản thân và phấn đấu vì các mục tiêu đặt ra. Đề ra động lực không phải là điều dễ dàng, và hầu hết những người thành công đều nói họ có rất nhiều hơn động lực để làm việc. Tuy nhiên, để khởi đầu, bạn nên bắt đầu từ một động lực làm việc. Có thể là: làm việc để được tăng lương.
Nếu đề nghị tăng lương không được chấp nhận, hãy cố gắng đừng đòi hỏi những gì liên quan đến tài chính nữa. Hãy đề nghị được làm việc ở nhà hay đề nghị có được kỳ nghỉ dài ngày hơn, được đi học để nâng cao kỹ năng làm việc, hay thậm chí xin được xuống làm việc ở chi nhánh của công ty hiện đang nằm ở thành phố có mức sống thấp hơn thành phố bạn đang sống. Những đề nghị này chẳng ảnh hưởng đến ngân sách của công ty, nhưng rõ ràng có giá trị về kinh tế với bạn.
Xem thêm:
6 quyền lợi hợp lý bạn nên “gợi ý” với công ty
Nếu bạn thấy mình không thể thực hiện được năm bước trên, hãy tạm hoãn ý định đòi tăng lương. Còn rất nhiều thứ bạn có thể đòi hỏi sếp để cải thiện cuộc sống của mình. Ví dụ, xin được đi học để nâng cao kỹ năng hay xin được làm việc ở nhà vài tuần để nghỉ ngơi, thư giãn. Hãy cố gắng tập trung vào những gì có ý nghĩa với mình, phát triển, nâng cao kiến thức. Rồi bạn sẽ thấy rằng lương của mình sẽ được tăng như một điều tất yếu, khi bạn đã chứng minh được bản thân và hoàn thành xuất sắc công việc.
Nỗ lực làm việc và phát triển bản thân thì tăng lương là điều tất yếu (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Làm sao để nâng cao hiệu quả công việc cho mình?
Trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 20/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập đến việc tiền lương, thu nhập của của người lao động còn thấp dẫn đến một bộ phận thôi việc, chuyển việc. Vì vậy, Chính phủ sẽ hoàn thiện và triển khai chính sách về lao động, tiền lương, trong đó có điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1/7/2023.
Tại phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ngày 19/11, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết để khắc phục thôi việc,chuyển việc. Ban cán sự Đảng Chính phủ đã trình hội nghị Trung ương 6 khóa XIII điều chỉnh lương cơ sở từ 1,49 lên 1,8 triệu đồng (tăng 20,8%). Ngoài ra trong báo cáo còn đề cập đến sẽ không tăng đồng đều, chỉ tăng cho bộ phận lương thấp; đánh giá lại mức sống cơ bản, tối thiểu theo khu vực và xem xét không tăng lương cơ sở đối với những đơn vị, địa phương có cơ chế đặc thù.
Trong thời buổi công nghệ số phát triển nhanh chóng, thay đổi phương thức tìm kiếm ứng viên của các công ty. Website CareerViet trở thành nền tảng dẫn đầu xu hướng, cung cấp nền tảng kết nối nhân tài trực tuyến với hơn 2 triệu việc làm đang được đăng, giúp ứng viên tìm thấy cơ hội việc làm phù hợp thông qua các kênh hỗ trợ như:
Vì vậy, bạn đừng ngần ngại apply ngay CV xin việc của mình tại trang CareerViet.vn. Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy công việc lý tưởng với mức lương như kỳ vọng.
Người nhân viên cấp dưới sẽ soạn đơn đề nghị để gửi đến cấp trên để trình bày về mong muốn của bản thân về lương thưởng, phúc lợi.
Cấp trên trực tiếp của người lao động sẽ xem xét lại, chứng thực những đóng góp của người nào đó là đúng và đáp ứng được điều kiện để lên lương. Từ đó, tiếp tục gửi lên các cấp lãnh đạo cao hơn để xin sự phê duyệt.
Lương thưởng và phúc lợi ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu suất công việc, mức độ gắn bó với công ty. Hãy xem xét thật cẩn trọng trước khi đề nghị tăng lương với cấp trên và thỏa thuận mức lương phù hợp khi phỏng vấn. Tham khảo những yếu tố về trách nhiệm công việc và bạn chắc chắn rằng đã đáp ứng được các tiêu chí tăng chưa. Bạn có thể tham khảo mức lương và cách đưa ra đề xuất tăng lương tại CareerViet để thành công đạt được mức lương mong muốn.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này