Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 18,264
Sinh viên tìm hiểu du học tại một cuộc triển lãm du học ở TPHCM. |
Đây chính là băn khoăn chung của gần 100 du học sinh từ Mỹ trở về được giãi bày qua hội nghị “Cựu sinh VEF cơ hội và thách thức” được Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) tổ chức ngày 12-12, tại Hà Nội
Tại hội nghị này, những cựu sinh VEF thẳng thắn bày tỏ băn khoăn của họ về cơ chế trọng dụng nhân tài trong nước hiện nay.
Kỹ sư tự động hóa làm chuyên viên marketing
Anh V.H, cựu sinh chuyên ngành tự động hóa, về nước năm 2006, hiện đang làm tại một công ty cổ phần dầu khí (thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - Petro Việt Nam), cho hay điều khiến anh cảm thấy tiếc nhất là không có điều kiện phát huy đúng chuyên môn, sở trường. Được công ty rộng vòng tay tiếp nhận với mức lương tàm tạm, nhưng thay vì được trở thành kỹ sư tự động hóa, anh lại phải làm công việc của chuyên viên marketing, quanh năm bận rộn với những hợp đồng tìm kiếm kêu gọi đối tác.
Chung tâm trạng này, anh Thanh Sơn, chuyên ngành máy công nghiệp về nước năm 2005, cũng cảm thấy có rất nhiều bất ổn khi xin việc làm ở các cơ quan Nhà nước. Chuyên về nghiên cứu máy nên khi đi xin việc ở các trường ĐH, anh được chỉ sang các viện nghiên cứu, khi tới các viện nghiên cứu thì lại không được triển khai những đề tài tâm huyết. Quá chán nản, anh quyết định đứng ra thành lập một công ty chuyên tư vấn du học và tìm kiếm việc làm. Theo anh, xin được học bổng du học đã khó, nhưng việc hoạch định phương hướng khi trở về đối với các cựu sinh còn khó hơn. Vì vậy, công ty của anh có mục đích chính là vừa chia sẻ kinh nghiệm với những người chuẩn bị hành trang du học và cả với những du học sinh đã trở về.
“Hàng độc” vẫn phải qua nhiều cửa ải
Anh H.P, đang công tác tại Petro Việt Nam, cho biết anh về nước năm 2007 sau khi đã hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành nhiên liệu sinh học tại Mỹ. Vì đây là một chuyên ngành mới nên anh đã phải gõ cửa rất nhiều công ty mới tìm được nơi đầu quân ưng ý. Tuy nhiên, dù là kỹ sư thuộc loại “hàng độc”, anh vẫn phải trải qua nhiều cửa ải khó khăn, thậm chí nhiều khi bị các đồng nghiệp kèn cựa làm khó. Cùng với đó là chế độ lương bổng quá bèo bọt, đánh đồng. Thu nhập gần 500 USD/tháng, theo anh P. là mức đãi ngộ không tương xứng với công sức và chuyên môn. Cho nên thời gian tới, anh sẽ chuyển sang làm việc cho một công ty dầu khí của Singapore với mức lương khởi điểm 2.000 USD.
Anh Thanh Sơn chia sẻ ở những cơ quan Nhà nước hoặc các viện nghiên cứu, việc mơ tới tiền lương trả bằng USD là điều quá xa xỉ. Cũng có những doanh nghiệp hoặc tập đoàn trả cho họ mức lương 1.000 USD hoặc hơn thế, nhưng cơ hội thăng tiến không nhiều. Vì vậy đại đa số các cựu sinh “nhảy việc” thường xuyên hoặc ngấp nghé tìm cơ hội việc làm ở các công ty, tập đoàn có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Bỏ xó đề tài khoa học
Sinh viên TPHCM tìm hiểu du học nước ngoài. |
Ông Phan Hồng Sơn, đại diện Quỹ Các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam, thẳng thắn: Hiện chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam không cao. Trong khi công tác nghiên cứu khoa học ở Mỹ và các nước tập trung nhiều tại các trường ĐH thì ở Việt Nam trường ĐH mới chỉ chú trọng tới việc giảng dạy. Điều này đã cản trở những cựu sinh muốn về công tác tại các học viện hoặc trường ĐH. Thực tế cũng cho thấy, chỉ vì thân quen hoặc quan hệ tốt mà nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ở Việt Nam được thông qua hoặc được tài trợ. Việc này lý giải tại sao rất nhiều đề tài làm xong bị bỏ xó hoặc không thực sự thiết thực với cuộc sống, nhanh chóng bị lãng quên.
Nhiều người tài đã bỏ Petro Việt Nam Ông Trần Văn Hòa, Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển nhân lực Petro Việt Nam, thừa nhận nhiều năm qua đã có rất nhiều người tài bỏ Petro Việt Nam sang làm việc cho các doanh nghiệp khác bởi mức đãi ngộ không xứng với bằng cấp và công sức mà họ phải bỏ ra. Dù đã dịch chuyển theo cơ chế thị trường nhưng hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước nói chung, Petro Việt Nam nói riêng, vẫn đang trong quá trình chuyển đổi. Do đó, đồng ý vào làm việc trong những đơn vị này, các cựu sinh cũng phải chấp nhận cơ chế mà nó đã tồn tại lâu nay. Tuy nhiên, trong một tương lai gần, hy vọng chính sách trọng dụng nhân tài sẽ thay đổi, cơ hội cống hiến sẽ rộng mở. |
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo NLĐ
Please sign in to perform this function