Kỹ sư Lê Tâm: Một trí thức “kín tiếng”

Viewed: 14,214

Kỹ sư Lê Tâm, tên thật là Nguyễn Hy Hiền, sinh năm 1921 tại làng Niêm Phò - một làng nổi tiếng ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, trong một dòng họ đại Nho.

Năm 1945, tại Paris, hình thành một nhóm trí thức trẻ nhiệt thành ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh: Phạm Quang Lễ (tức Trần Đại Nghĩa), Trần Hữu Tước, Nguyễn Khắc Viện, Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Hy Hiền (tức Lê Tâm)... Họ đều lần lượt trở về nước tham gia kháng chiến. Đến nay, hầu hết họ đã trở thành "người thiên cổ"! Chỉ còn sót lại một mình KS Lê Tâm, 88 tuổi, nhà khoa học được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, do chế tạo thành công vũ khí SS (Súng Rừng Sác) bắn thủng vỏ thép xe tăng Pháp như chiếc đũa xuyên qua cục bơ.

Kỳ I: Thực hiện hai "đặc nhiệm" ít ai biết tới

Đỗ đầu tú tài toàn Đông Dương năm 1939

Trời trở heo may, tại một quán cà phê đầu phố Hai Bà Trưng (Hà Nội), tôi bồi hồi ngồi nghe câu chuyện cũ, câu chuyện hơn sáu thập niên về trước, khi cả nước đứng lên nổ súng đánh trả bọn xâm lược ngông cuồng. Người kể chuyện, KS Lê Tâm, nay tóc đã trắng như bông, nhưng ở ông vẫn thoáng hiện dáng hào hoa phong nhã của một chàng "công tử" xứ Huế sinh ra trong danh gia vọng tộc chốn Đế đô kinh kỳ...

KS Lê Tâm (tên thật là Nguyễn Hy Hiền) sinh năm 1921 tại làng Niêm Phò, một làng nổi tiếng ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, trong một dòng họ đại nho.

Tố Hữu từng viết về làng Niêm Phò những năm đánh Mỹ:

Nhớ quê bạn, Niêm Phò trơ trụi
Đạn bom cày cả nương sắn, đồng khoai!


Chữ "bạn" mà Tố Hữu dùng ở đây là để chỉ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Nguyễn Hy Hiền và Nguyễn Chí Thanh đều quê ở Niêm Phò, là anh em thúc bá.

Người cha của Nguyễn Hy Hiền là cụ Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại từng phụng chiếu Hoàng đế Thành Thái "sung Phó Chủ khảo" Khoa Thi hội năm Tân Sửu (1901), cùng cụ Chánh Chủ khảo Cao Xuân Dục, Hiệp biện Đại học sĩ, Phó Tổng tài Quốc Sử quán, chấm bài làm của các vị cử nhân "lai kinh hội thí", để lấy tiến sĩ, phó bảng. Hai vị Nguyễn Sinh Huy (Thân phụ Bác Hồ) và Phan Chu Trinh đỗ phó bảng trong Khoa Thi hội năm ấy.

Người xưa từng nói: "Sĩ học hy hiền, hiền hy thánh, thánh hy thiên". Nghĩa là: Kẻ sĩ học tập với niềm mong ước trở thành người hiền; người hiền mong ước trở thành bậc thánh; còn bậc thánh thì mong ước trở nên anh minh, khoan thứ như trời cao. Cụ Tiểu Cao chọn đặt tên Hy Hiền cho con trai là nhằm gửi gắm ở anh chút kỳ vọng.
Hy Hiền học xuất sắc, năm 1939 đỗ đầu tú tài toàn Đông Dương. Lúc bấy giờ, Hội Như Tây du học (một tổ chức khuyến học của Nam triều) mỗi năm chỉ cấp một suất học bổng cho học sinh nào xuất sắc nhất trong cả ba kỳ Bắc, Trung, Nam, giúp người ấy có thể sang Pháp học lên đại học. Hy Hiền được nhận suất học bổng duy nhất đó.

Bạn thân thiết của Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo...

Thế là Nguyễn Hy Hiền rời Sài Gòn, lênh đênh mấy tháng trời trên cùng một chuyến tàu thuỷ với Lê Văn Thiêm sang Pháp, hằng ngày hai anh gặp gỡ, chuyện trò. Từ đấy hai người trở thành đôi bạn chí thân. Tháng 9-1939, phát-xít Đức tiến vào Paris. Việc du học từ Đông Dương sang Pháp chấm dứt hẳn nhiều năm.

Sau khi học xong dự bị đại học tại Trường Saint-Louis, Nguyễn Hy Hiền thi đỗ vào Trường Quốc gia Cầu - Đường, một "trường lớn" của nước Pháp. Trước đó mấy năm, Phạm Quang Lễ (tức Trần Đại Nghĩa) cũng theo học trường này. Căng-tin của trường nằm trong khu Latin, cách Trường Đại học Sư phạm Paris (nơi Lê Văn Thiêm và Trần Đức Thảo học) chỉ vài trăm mét. Hằng ngày, mấy người này và Nguyễn Hy Hiền cùng ăn cơm căng-tin. Tại Paris, hình thành một nhóm trí thức người Việt nhiệt thành hướng về cách mạng.

Năm 1946, Phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Bộ trưởng Phạm Văn Đồng dẫn đầu, sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, gần Paris. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người lãnh đạo, nhưng không trực tiếp tham gia Phái đoàn ta.

Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Hy Hiền tình nguyện giúp việc không lương cho Phái đoàn, bằng cách thu thập tài liệu trong các cơ quan lưu trữ và thư viện ở Pháp, để cung cấp luận cứ cho Phái đoàn ta đấu tranh với phía Pháp.

Thực hiện hai "đặc nhiệm" chỉ với một chiếc nhẫn làm "công vụ phí"

Sau đây, tôi muốn ghi lại thật đúng lời kể của chính KS Nguyễn Hy Hiền về một câu chuyện khá lạ lùng, xẩy ra năm 1946, một câu chuyện mà nếu không kịp thời ghi lại thì sẽ mãi mãi chìm vào quên lãng...

"Tháng 6/1946 - lời KS Nguyễn Hy Hiền - anh Phạm Huy Thông, trưởng nhóm Việt kiều ở Pháp đang giúp Phái đoàn ta tại Hội nghị Fontainebleau, nói với tôi:

- Do phía Pháp ngoan cố, Hội nghị đang giẫm chân tại chỗ, khó mà thành công. Nhóm chúng ta chẳng còn việc gì để làm nữa! Cho nên, anh Đồng muốn giao cho anh một nhiệm vụ đặc biệt là tranh thủ thời gian sang Ý học về đê điều. Theo anh ấy, Ý hiện là nước có nhiều kinh nghiệm trị thuỷ sông Pô. Con sông này rất giống sông Hồng bên ta. Kinh nghiệm anh học được sau này sẽ rất có ích cho Chính phủ ta...

Lúc bấy giờ, Ý và Pháp đang "găng nhau" trong vấn đề biên giới. Sự giành giật gần như sắp dẫn tới một cuốn chiến tranh cục bộ, tiếp sau Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc.

- Tôi xin vâng lệnh. Nhưng học trong bao lâu? - Tôi hỏi.

- Ý anh Đồng là vào khoảng bốn, năm tháng - anh Thông trả lời. Bởi vì, đến cuối năm, chắc là Phái đoàn ta phải trở về nước, với một bản Tạm ước không làm cho ta thoả mãn. Lúc đó, anh sẽ phải có mặt tại Paris, để cùng về với Phái đoàn.

- Thế còn chi phí cho chuyến đi? - Tôi lại hỏi.

Anh Phạm Huy Thông đưa cho tôi một chiếc nhẫn vàng nạm kim cương, rồi nói:

- Anh Đồng có nói với anh phụ trách tài chính của Phái đoàn ta, xem xem nếu còn tiền, thì đưa cho anh đủ tiêu. Nhưng, anh ấy bảo hiện rất thiếu tiền mặt, chỉ còn một ít vàng và chiếc nhẫn kim cương này thôi (quyên góp được trong Tuần lễ Vàng ở Hà Nội). Chắc anh biết cách biến chiếc nhẫn thành tiền Ý để chi tiêu; khi nào hết, thì trở về Paris.

Tôi hết sức ngạc nhiên trước hình thức cấp "công vụ phí" của Chính quyền Cách mạng (sau này, gọi là "công tác phí"). Nhưng vẫn cầm lấy chiếc nhẫn. Vừa tốt nghiệp kỹ sư cầu - đường, chưa có công ăn việc làm chính thức, ổn định, tôi chỉ mới kiếm được dăm bảy đồng tiền "còm" do kèm cặp vài ba cô, cậu tú tài Tây luyện thi vào đại học. Hơn nữa, tôi lại vừa bị bắt, nhốt vào một nhà tù gần Paris khi đang rải truyền đơn phản đối vụ Tướng Leclerc xua quân đổ bộ lên cảng Sài Gòn. Anh Trần Đức Thảo bị bắt trước tôi hai tuần, cũng vì phản đối cuộc đổ bộ đó. Nhờ những người cộng sản và phái tả ở Pháp đấu tranh quyết liệt, nên sau mấy tháng, anh Thảo và tôi mới được trả lại tự do. "Tự do" rồi, nhưng nghèo xơ nghèo xác!

Trước khi rời Paris, tôi còn được anh Tạ Quang Bửu, lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và cũng là thành viên Phái đoàn, căn dặn:

- Nhiệm vụ đặc biệt thứ hai tôi giao cho anh là: Qua bên đó, cố tiếp xúc với các nhóm du kích cũ chống phát-xít, hỏi xem họ có thể để lại cho ta những thứ vũ khí nào mà họ không còn dùng nữa.

Chỉ giao nhiệm vụ thôi. Chứ không đả động tý gì đến chuyện tiền nong để mua vũ khí!

Túi rỗng không, lưu lạc chốn phồn hoa

Đeo chiếc nhẫn vào ngón tay, trong túi còn vài trăm franc tiền riêng dành dụm được, tôi mua vé xe lửa đi thẳng từ Paris sang Rome. Tàu chạy xuyên qua hai cái hầm dài nhất thế giới thời ấy, đào dưới chân dãy núi Alps. Trong chiếc cặp, còn có mấy bức thư của anh Bửu Hội, cũng là thành viên Phái đoàn, giới thiệu tôi với mấy người bạn bác học của anh ấy ở Rome, để họ giúp đưa tôi đến yết kiến Thủ tướng Ý.

Khi tôi đến Rome, thì một người bạn của anh Bửu Hội, một vị giáo sư có tiếng tại Đại học Rome, đèo tôi bằng xe đạp đến Phủ Thủ tướng. Năm 1946, Chiến tranh thế giới vừa kết thúc, đời sống còn khó khăn, việc các giáo sư đạp xe đi làm là chuyện thường.

- Ông đèo tôi nặng lắm, phải không? - Tôi hỏi.

- Có gì mà nặng? Ông nhẹ hơn bà vợ tôi nhiều!

- Thế bà xã nhà ông nặng bao nhiêu ký?

- Chín mươi hai!

Đang chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ, nhưng khi nghe nói có người mang thư giới thiệu của Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Fontainebleau tới, ông Thủ tướng Ý liền cho tạm ngừng cuộc họp để bước ra tiền sảnh tiếp tôi. Ông nói vắn tắt: Nước Ý đang tranh chấp biên giới với Pháp, còn Việt Nam thì đang đòi quyền độc lập với Pháp, do đó, Ý và Việt Nam là bạn, đứng cùng chiến tuyến. Ông coi tôi như vị "đặc sứ" đầu tiên của Việt Nam đến Ý.

Ông Thủ tướng Ý hứa sẽ giới thiệu tôi với các nhà chức trách lo việc trị thuỷ sông Pô, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam.

Nhận được lời hứa của Thủ tướng Ý, tôi sung sướng lui ra. Nhưng còn việc ăn, ở sau đó, cho đến khi nào gặp được các nhà trị thuỷ sông Pô thì, chao ôi, tôi phải tự xoay!

Tất cả đều trông cậy vào chiếc nhẫn bé xíu đeo trên ngón tay...".

(Còn nữa)

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Source: Theo Dân Trí

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH MAXIDI VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MAXIDI VIỆT NAM

Salary : Competitive

Binh Duong

Công ty Cp Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á
Công ty Cp Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

Salary : 12 Mil - 24 Mil VND

Ho Chi Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty cổ phần Xây dựng Công trình IPC
Công ty cổ phần Xây dựng Công trình IPC

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi | Ho Chi Minh

ADC PLASTIC,. JSC
ADC PLASTIC,. JSC

Salary : 25 Mil - 50 Mil VND

Ha Noi | Hung Yen | Ho Chi Minh

HỆ THỐNG TRƯỜNG LIÊN CẤP ICS
HỆ THỐNG TRƯỜNG LIÊN CẤP ICS

Salary : 28 Mil - 32 Mil VND

Ho Chi Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CP ECO FACTORY SÀI GÒN
CÔNG TY CP ECO FACTORY SÀI GÒN

Salary : 35 Mil - 45 Mil VND

Ho Chi Minh

DRIP HYDRATION VIETNAM
DRIP HYDRATION VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

HD SAISON Finance Co., Ltd
HD SAISON Finance Co., Ltd

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

HD SAISON Finance Co., Ltd
HD SAISON Finance Co., Ltd

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty LifeStyle Việt Nam
Công ty LifeStyle Việt Nam

Salary : 20 Mil - 50 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH Sài Gòn Stec
Công ty TNHH Sài Gòn Stec

Salary : 15 Mil - 23 Mil VND

Binh Duong

Công Ty TNHH Anabuki NL Việt Nam
Công Ty TNHH Anabuki NL Việt Nam

Salary : 22 Mil - 34 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TM & SX NỘI THẤT DT
CÔNG TY TNHH TM & SX NỘI THẤT DT

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Dong Nai

CÔNG TY TNHH TM & SX NỘI THẤT DT
CÔNG TY TNHH TM & SX NỘI THẤT DT

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Dong Nai

Công ty TNHH Pac-Fung (Việt Nam)
Công ty TNHH Pac-Fung (Việt Nam)

Salary : Competitive

Dong Nai

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Zuellig Pharma Viet Nam
Zuellig Pharma Viet Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH RYDER INDUSTRIES VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH RYDER INDUSTRIES VIỆT NAM

Salary : Over 35 Mil VND

Dong Nai

Wipro Consumer Care Vietnam
Wipro Consumer Care Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)

Salary : 16 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : 40 Mil - 50 Mil VND

Ho Chi Minh | Tien Giang

CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)

Salary : 13,5 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)

Salary : 19 Mil - 32 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)

Salary : 15 Mil - 23 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ LỘC PHÚC
CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ LỘC PHÚC

Salary : 28 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Talentnet Corporation
Talentnet Corporation

Salary : Up to 27,5 Mil VND

Ho Chi Minh

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Salary : Competitive

Binh Duong | Ho Chi Minh

Similar posts "Story sharing"

Càng thành công càng phải đầu tư vào các điều này
Trên bước đường của sự thành công, không bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, nhất là đối với người phụ nữ, để tạo ra những lợi thế cạnh tranh bù đắp lại những quan điểm sức khỏe không tốt, gián đoạn thai sản. Đặc biệt, giữ vững được thành công càng phải trau dồi và cập nhật để không bao giờ “lỗi thời”. Do vậy càng thành công, càng phải chú trọng phát triển bền vững. Đây là 4 điều không-thể-bỏ-qua!
Mục tiêu smart là gì? Cách đặt mục tiêu smart theo nguyên tắc
Mục tiêu smart cho sinh viên trong học tập hoặc trong kinh doanh như thế nào? Khám phá ngày mô hình smart trong bài viết sau đây
Kỹ năng mềm: 5 chìa khóa để đồng nghiệp thành bạn
Ai cũng từng gặp phải những đồng nghiệp khó chơi, "đồng" nhưng không "cùng", thậm chí còn đối nghịch. Và không chắc trong tương lai chúng ta có tránh khỏi họ không. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng CareerViet sẽ đi vào giải pháp để ngay từ đầu, bạn có thể xây dựng mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Hoặc chí ít, là cũng hóa giải những xung khắc vốn có.
Câu Chuyện Của Dung Tại SCB
Một ngày mùa thu tháng 8 năm 2018, tôi chợt nhận ra đã gần hai năm mình gắn bó là một nhân viên kiểm soát nội bộ với công việc cần mẫn ngày qua ngày. Với suy nghĩ liệu rằng mình có đang làm việc vì đam mê, vì chính sự yêu nghề hay vì cuộc sống cơm áo gạo tiền...
Quản lý thời gian hiệu quả: thời gian thực, hay theo đồng hồ?
Trong thời đại công nghệ, việc quản lý thời gian càng trở nên thử thách khi con người bị phân tâm bởi sự ra đời ồ ạt của các ứng dụng công nghệ, mạng xã hội
Valentine chốn văn phòng: Né tránh hay đón nhận?
Khi nhìn thấy không khí rộn ràng của các bạn trẻ xung quanh, những ánh nhìn ấm áp trao nhau và tâm trạng mọi người bỗng trở nên có chút gì thi vị, bạn có chợt nhận ra rằng một mùa yêu mới lại sắp sửa về? Hãy cùng thử xem mùa yêu nơi công sở liệu có gì khác biệt không nhé!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback